Chăm sóc lông poodle như thế nào?

Giống chó poodle có bộ lông xoăn và dài nên cần chăm sóc bộ lông cẩn thận, tránh tình trạng lông bết bẩn.

– Tuy có bộ lông dài, song poodle chịu lạnh kém, cần có chỗ ở ấm về mùa đông. Chỗ ở sạch sẽ, thoáng, và không ẩm ướt để giữ gìn bộ lông cho chó và tránh bênh về hô hấp

Bình thường nên tắm cho chó 1 tuần 1 lần. Thời tiết lạnh thì 2 tuần 1 lần. Tắm xong lau khô và dùng chả chải lông cho chó. Hàng ngày nên chải lông cho chó 1 lần/ngày, hoặc 2 ngày 1 lần do giống chó poodle rụng lông rất ít.

Bạn cần giành thời gian chăm sóc lông cho cún

Trong 4 tháng đầu, bộ lông chưa xoăn vào nếp, cần thường xuyên chải lông cho chó, tránh bị bết.

Bộ lông giống chó poodle cần được cắt tỉa từ 2 – 4 tháng 1 lần. Tùy từng bạn thích lông dài ngắn khác nhau mà cắt vào thời gian hợp lý. Tuy nhiên theo VietDVM.com các bạn nên tỉa lông cho chó 3 tháng/lần.

Chó poodle bị bạc lông? 

Chó poodle của bạn bị bạc lông? – Nhiều bạn đặt ra câu hỏi này, và không rõ ràng, liệu có tình trạng này xảy ra với poodle không? – Ngay cả tôi, khi nuôi cũng không rõ ràng vấn đề này, vì biểu hiện thường ít rõ ràng và gặp không thường xuyên. Sau khi tìm hiểu nhiều tài liệu, đồng thời trao đổi kinh nghiệm với những người nuôi poodle cả trong và ngoài nước, hôm nay, tôi chia sẻ với các bạn vấn đề chó poodle bị bạc lông.

Chó Poodle bị bạc lông?

1. Chó Poodle bị bạc lông là gì?

Khái niệm này có thể hiểu một cách đơn giản là sự thay đổi màu lông trên chó poodle. Như các bạn đã biết, poodle có một số màu lông khá rõ ràng : đen, nâu đỏ, trắng,… tuy nhiên, sau một thời gian nuôi và chăm sóc, màu lông sẽ thay đổi. Sự thay đổi có thể là nhạt màu hơn, hoặc chuyển từ màu này qua màu khác. Một vài trường hợp thường gặp nhất là:

Poodle bị bạc lông có thể hiểu đơn giản sự thay đổi màu lông của poodle

– Lông nâu đỏ thành màu vàng mơ (nhạt màu hơn).

– Lông đen tuyền thành lông xanh đen.

– Lông vàng mơ thành vàng – xám.

Và một số trường hợp khác không phổ biến nữa. Một số trường hợp (đã gặp) các bạn còn thấy màu lông khác rất nhiều so với lúc mới sinh. Vậy tại sao lại xảy ra những trường hợp này?

2. Nguyên nhân khiến poodle bị bạc lông là gì?

Qua trao đổi trực tiếp với những người nuôi chó poodle nhiều kinh nghiệm (kể cả trong & ngoài nước), có 4 nguyên nhân chính dẫn tới việc thay đổi màu lông trên chó poodle.

– Nguyên nhân đầu tiên có thể nói do môi trường: Màu lông đen bị bạc, màu nau đỏ trở thành vàng…. Do chó thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp (chỗ nhốt chó, xích chó không phù hợp hoặc chó thường tắm nắng…) Hoặc nguyên nhân có thể do môi trường bụi bặm, vấn đề này ở Việt Nam thường gặp những gia đình gần đường khói bụi, những nơi đang làm đường, giao thông, không khí bị ô nhiễm.

4 Nguyên nhân chó poodle bị bạc lông

– Do quá trình tăng trưởng và phát triển của lông chó : Trong suốt 3 quá trình (tăng trưởng, nghĩ ngơi, giải phóng) thì lông chó liên tục phát triển, thay đổi và lông mới sẽ thay thế lông cũ. Trong một số trường hợp quá trình lông mới mọc ra chậm hơn so với việc thoái hóa của lông cũ, lông cũ không còn được nuôi dưỡng và giữ màu như cũ dẫn tới việc thay đổi màu.

Tuy nhiên sự thay đổi này thường không diễn ra ngay và rõ ràng, sự thay thế lông này rất từ từ, nên khó để nhận ra được quá trình này.

– Do di truyền – Gen : Một số cá thể mang trong người gen (G Locus), khi có đột biến gen này, màu lông chó (nâu, đen,..) sẽ dần dần thay đổi màu lông khi chúng lớn lên. Sự thay đổi màu lông có thể bắt đầu từ tháng thứ 2-3 và sẽ kết thúc khi chó trưởng thành (một số diễn ra suốt cuộc đời).

– Do chăm sóc : Sử dụng sai một số loại sữa tắm: trên thị trường có nhiều loại sữa tắm riêng biệt cho từng giống chó: cho chó lông trắng, cho chó lông màu nâu đỏ, ….. Khi  sử dụng sai hoàn toàn có thể thay đổi màu lông.

Không đảm bảo dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng tới màu lông của poodle.

Chăm sóc lông cho chó poodle không tốt cũng là nguyên nhân dẫn tới poodle bị bạc lông

Tuy nhiên, toàn bộ sự thay đổi màu lông này đều không rõ ràng, quá trình này diễn ra từ từ không đột ngột, nên bạn phải thật chú ý thì mới có thể nhận ra được.

Tới đây, có thể các bạn sẽ thắc mắc có cách nào khắc phục tình trạng này không? – Hãy cùng tìm hiểu phần 3 – chia sẻ một số kinh nghiệm khắc phục vấn đề này.

3. Kinh nghiệm khắc phục chó poodle bị bạc lông.

Ngoại trừ một số nguyên nhân do di truyền (gen) là chúng ta chưa can thiệp được, hãy tác động vào chăm sóc, nuôi dưỡng để có thể khắc phục tình trạng này.

– Tránh cho chó tiếp xúc với anh nắng mạnh, trực tiếp, nên cho chó ra ngoài lúc thời tiết mát mẻ, khi ánh nắng đã đỡ gắt, thời tiết không quá nóng. Tránh những nới quá bụi bặm, khói bụi,…

– Sử dụng đúng loại sữa tắm cho từng loại poodle: Màu nâu đỏ hãy dùng sữa tắm cho chó lông nâu đỏ, màu trắng hãy dùng sữa tắm cho chó lông trắng, màu lông bò sữa hãy dùng loại mượt lông,….. tránh dùng chung lẫn lộn.

Sử dụng đúng loại sữa tắm cho từng màu lông của chó

–  Đảm bảo dinh dưỡng cho poodle. Quá trình này cũng khá phức tạp, phụ thuộc khả năng hấp thu từng cá thể. Nhưng có một số việc chung các bạn cần làm: tẩy giun sán, bổ sung chất dinh dưỡng, canxi,…

“Kinh nghiệm một số bạn chia sẻ: cho poodle ăn trứng vịt lộn : 1-2 quả/ tuần : lông sẽ mượt hơn, hoặc một vài bạn nuôi GSD (becgie đức) – chia sẻ với các bạn nuôi poodle nâu đỏ : cho ăn bí đỏ sẽ giúp dậy màu lông…”

Hy vọng với thông tin & kinh nghiệm có thể giúp các bạn trong quá trình chăm sóc lông cho poodle và rõ ràng hơn về tình trạng poodle bị bạc lông.

Đặt tên cho chó poodle

Đặt tên cho chó poodle thế nào cho thật hay, những cũng phải thể hiện được cá tính và thật “ngầu” nhưng cũng phải phù hợp với giới tính của chó cũng là việc cực kỳ “hại não” với mỗi bạn khi mới mua poodle hoặc chuẩn bị mua chó.

Hãy cùng điểm một số tên cho chó poodle vừa tây –  vừa ta, hay tên cho giống chó poodle đực, hay giống chó poodle cái sao cho thật dễ thương nhé.

Đặt tên cho chó poodle thế nào vừa dễ thương lại thật ngầu?

Đặt tên cho chó poodle cũng cần có một số điều cần lưu ý : Đặt tên chỉ một hoặc hai âm tiết (mít, misa, mực,…) không nên đặt tên quá dài, vì tên chó sẽ sử dụng rất nhiều đặc biệt trong quá trình huấn luyện chó sau này.

Tránh đặt tên chó trùng tên người (đặc biệt là tên hàng xóm, người nhà…) hoặc trùng với tên gọi ở nhà của bé nhỏ hàng xóm… Tránh phiền toái, mẫu thuẫn hàng xóm.

Chỉ dùng 1 tên cho chó từ khi bắt đầu gọi. Và nên nghĩ cho chó nhà mình một tên thật đặc biệt, tránh những tên quá quen thuộc: cún, milu, mic, … gây nhàm chán và dễ nhầm lẫn với các con chó khác.

1. Đặt tên cho chó poodle dựa vào màu sắc:

– Vàng (nghe cứ có cảm giác như con vàng trong Lão Hạc, hơi buồn)

– Bạch (trắng)

– Đen

– Mực

– Nâu

…….

Tên Tiếng Việt Hay cho chó poodle

2. Đặt tên theo ngoại hình của poodle

– Xoăn

– Bông

– Ú

– Béo / Bếu

– Gấu

– Lợn

……

3. Đặt tên tiếng anh cho chó poodle

– Misa

– Ben

– Bin

– Bon / Bon bon

Một vài tên nước ngoài bạn có thể đặt cho poodle

– Rex (phim chó thám tử Rex rất nổi tiếng nhé).

– Max (cũng là tên một chú chó trong phim nổi tiếng).

– Lu

– Mimi

– Ken

– Roger

– Ricky

– Sunny

……………………….

4. Đặt tên poodle theo loại hoa quả

– Mít

– Quýt

– Bơ

– Chuối

– su / su su

……………………………

Đặt tên cho chó poodle theo các loại quả cũng được rất nhiều bạn thích

5. Đặt tên theo một phong cách cực kỳ khác biệt???

Hãy vứt bỏ mọi thứ quen thuộc, vứt bỏ mọi thứ giới hạn, hãy đặt tên cho chó poodle thật phá cách, thật “ngầu”. Và thể hiện cá tính của riêng bạn:

– Trời ??? – Hãy thử tưởng tượng đang đi ngoài đường và gọi to : “Trời ơi” – Chắc là “dị” lắm nhỉ.

–  Ngốc

– Đần- Ngáo

– Tũn

……. 

Hãy chọn cho poodle một cái tên ý nghĩa & bạn thật sự thích

Chốt lại là tên gì thật ra thì không quan trọng với chó đâu, quan trọng là bạn thích và có ý nghĩa là được.

CHẾ ĐỘ ĂN CŨNG NHƯ CÁC CHỈ TIÊU CÂN NẶNG CỦA CÚN THEO ĐỘ TUỔI

Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:

Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.

Dưới đây là chế độ ăn điển hình cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi, nắm được chế độ ăn cũng như những chỉ tiêu này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về việc cún nhà mình đã được chăm sóc tốt hay chưa?

Chế độ ăn cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi

Tuổi Thức ăn Số lần ăn/ngày Thuốc Chỉ tiêu cân nặng
12 tiếng sau sinh  Sữa đầu  Không giới hạn Tùy giống
1-5 ngày tuổi  Sữa mẹ  Không giới hạn
5-14 ngày tuổi  Sữa mẹ + 2 thìa sữa bò tươi/con/ngày  Sữa bò: 1 lần 8-9 ngày cân nặng tăng gấp đôi bạn đầu
14-21 ngày tuổi Sữa mẹ + 200-300g sữa bò tươi/con/ngày + cháo gạo thịt xay 20g/con Cháo gạo: 1-2 lần/con/ngày 2 ống canxi clorua/con/ngày từ 14-21 ngày tuổi. 18 ngày tăng gấp 3,5-4 lần ban đầu.
21-30 ngày tuổi Sữa mẹ + Cháo gạo thịt xay 2 lần/con/ngày 1-2 giọt kháng sinh tổng hợp (Tetracillin…) trong vòng 3-4 ngày liền Tăng 5-7 lần

Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.

Thức ăn chủ yếu của cún giai đoạn này là sữa mẹ

Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

 

Phòng bệnh cho cún con

Phòng bệnh

Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh, chỗ ở, ăn uống…thì việc phòng bệnh cho cún cũng vô cùng quan trọng.

Ngoài việc cho cún bú sữa đầu để tăng cao sức đề kháng, chúng ta cũng cần có những tác động để giúp cún phòng các bệnh nguy hiểm vì ở tuổi này, cơ thể cún còn rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu cún không được bú sữa đầu, ta nên bố trí tiêm phòng vaccine sớm cho cún 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Song song với các bệnh truyền nhiễm thì ta cần giúp cún phòng các bệnh ký sinh trùng như ve,ghẻ, giun, rận…Dưới đây là liệu trình tẩy giun cho cún các bạn có thể tham khảo thêm:

Lịch tẩy giun cho cún
Tuổi Lần tẩy giun
2 tuần tuổi Lần 1
4 tuần tuổi Lần 2
6 tuần tuổi Lần 3
8 tuần tuổi Lần 4
Mỗi 1 tháng Tẩy định kỳ 1 lần/ tháng

Chăm sóc khác

Bên cạnh các vấn đề chính như ăn uống, bệnh tật, vệ sinh thì bạn cũng nên để ý tới việc giúp cún hòa nhập với môi trường sống.

Cho cún làm quen với con người và các “bạn cún” khác trong nhà từ tiếng động, cách vuốt ve, ôm ấp chúng…cho đến việc cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này. Như trên chúng tôi đã nói, dù việc cho cún làm quen môi trường mới, “bạn” mới là rất tốt nhưng không được quá đột ngột, sẽ làm cho cún dễ bị stress.

nuoi cun con giai doan bu sua 4

Như vậy, cún con giai đoạn bú sữa rất yếu nên rất cần được chăm sóc cẩn thận. Sự quan tâm đúng mực cùng với 1 chút kinh nghiệm, kỹ thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong việc chăm sóc cún khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng sau này.

 

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở POODLE

Nếu bạn mua một con chó con Poodle chúng tôi khuyên bạn nên tìm một nhà lai tạo tốt , vì có như thế bạn mới tìm được chú chó cưng đảm bảo sức khỏe nhất.
Chó Poodle cũng giống như một số loài chó khác, chúng thường có vấn đề về sức khỏe . Không phải chú chó Poodle nào cũng mắc những bệnh này nhưng đây là các bệnh thường gặp ở chó Poodle mà bạn cần xem xét.

Trong hình ảnh có thể có: chó
1.Hạ huyết áp (Bệnh Addison) : Hầu hết những con chó bị chứng ốm của Addison, ăn chán chán, và thờ ơ. Bởi vì những dấu hiệu này là mơ hồ và có thể bị nhầm lẫn với các điều kiện khác, nên dễ dàng bỏ lỡ căn bệnh này như một chẩn đoán cho đến khi nó đạt đến giai đoạn tiến triển hơn. Các dấu hiệu nghiêm trọng xảy ra khi chó bị căng thẳng hoặc khi lượng kali đủ cao để can thiệp vào chức năng của tim, gây sốc và tử vong nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ Addison’s, bác sĩ thú y của bạn có thể thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng
2.Động kinh: Nguyên nhân chung của động kinh ở tất cả các giống Poodles là chứng động kinh tự phát. Nó thường là di truyền và có thể gây co giật nhẹ hoặc nặng. Động kinh có thể được thể hiện bằng hành vi bất thường, chẳng hạn như chạy điên cuồng như đang bị đuổi theo, đáng kinh ngạc, hoặc trốn tránh. Động kinh là đáng sợ để xem, nhưng dự đoán lâu dài cho những con chó bị động kinh tự phát nói chung là rất tốt. Điều quan trọng cần nhớ là động kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài chứng động kinh tự phát, chẳng hạn như rối loạn chuyển hóa, các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến não, khối u, tiếp xúc với chất độc, chấn thương đầu nghiêm trọng và nhiều thứ khác. Vì vậy, nếu Poodle của bạn bị động kinh, điều quan trọng là đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để kiểm tra.

Trong hình ảnh có thể có: chó và ngoài trời3.Sự phát triển của cơ hoành: Khi xương hông được hình thành kém hoặc các dây chằng đủ rộng để cho phép quả cầu đùi (xương đùi) trượt một phần ra khỏi ổ khớp hông, thì đó gọi là dysplastic. Sự dysplasia chóp được thừa hưởng, với các yếu tố môi trường đôi khi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nó. Theo thời gian, có sự thoái hóa của khớp có thể gây ra viêm khớp và đau, thậm chí làm mất. Lượng dư thừa, tập thể dục quá mức hoặc kéo dài trước khi trưởng thành, tốc độ tăng trưởng nhanh, chế độ ăn giàu calorie hoặc bổ sung có thể góp phần vào sự phát triển của rối loạn nhịp tim chó. Chăm sóc thú y bao gồm các chất bổ sung dinh dưỡng, thuốc men, và trong một số trường hợp phẫu thuật.

Trong hình ảnh có thể có: chó
4.Viêm võng mạc (Progressive Retinal Atrophy – PRA): PRA là một trong những bệnh về mắt bao gồm sự suy giảm dần dần của võng mạc. Sớm trong bệnh, những con chó bị ảnh hưởng trở nên mù đêm. Khi bệnh tiến triển, chúng sẽ mất thị lực vào ban ngày. Nhiều con chó bị ảnh hưởng thích ứng với giới hạn hoặc mất thị lực rất tốt, miễn là môi trường xung quanh vẫn giữ nguyên.

 

 

 

CHÓ POODLE: TÌM HIỂU VỀ GIỐNG CHÓ THÔNG MINH THỨ 2 THẾ GIỚI

Chó Poodle là 1 giống chó có ngoại hình vô cùng đáng yêu. Chúng được giới trẻ Việt Nam nuôi rất phổ biến. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giống chó này để xem có điều gì thú vị mà được nhiều người nuôi đến vậy.
Giới Thiệu Về Chó Poodle
Chó săn vịt (Poodle) là một giống chó săn dùng để săn các loại thủy cầm. Trong đó chủ yếu là vịt có gốc từ Đức và Pháp. Ngày nay giống chó này được lai tạo để trở thành dòng chó cảnh với hình tượng là những quý cô xinh xắn, yêu kiều. Tên “Poodle” của chúng xuất phát từ chữ “Pudel” trong tiếng Đức. Có nghĩa là “thợ lặn” hay là “chó nước” và bộ lông của chúng có thể đè bẹp cơ thể khi ở trong nước. Phần lông còn lại che phủ các khớp và các bộ phận quan trọng. Như vậy, để giữ cho chúng không bị lạnh và bị thương. Chó săn vịt nổi tiếng với khả năng bơi lội tuyệt vời, sự nhanh nhẹn và vâng lời. Chúng có thể bơi rất tốt trong nước lạnh. Các thợ săn thường nuôi chúng để săn các loài chim hay bắt cá trên mặt hồ. Chúng còn có những tên gọi khác bao gồm: Caniche, Barbone, Chien Canne, Tea Cup Poodle, French Poodle, Pudle, Teddy Poodle. Từ năm 1960 đến 1982, giống chó này liên tục xếp vị trí đầu tiên trong danh sách những loài được yêu mến nhất. Chó Poodle có trí thông minh và vẻ ngoài ưa nhìn. Với bộ lông vừa dài, vừa xoăn với đủ màu sắc điệu đà, chó săn vịt  được coi là loài chó điệu đà nhất thế giới.
Độ tuổi trung bình của chúng từ 12-15 năm, màu lông đa dạng như: đen, trắng, vàng đồng, xám… Cùng với những đặc tính của mình khiến chúng trở nên nổi bật trong thế giới loài chó.
Chó săn vịt bây giờ đã được lai tạo thành nhiều kích cỡ gồm có:
Loại Chiều cao
Toy
24-28 cm
Miniature 28-35 cm
Medium 35-45 cm
Standard
54-60 cm
Lịch sử ra đời của chó Poodle
Chó săn vịt là một hậu duệ của các giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Cái tên “poodle” nhiều khả năng ra của từ tiếng Đức, xuất phát từ chữ “Pudel. Nó có nghĩa là “một trong những người chơi ở dưới nước”. Kiểu lông được cắt như lông cừu được thiết kế bởi những thợ săn. Điều đó giúp những chú chó poodle bơi hiệu quả hơn. Họ sẽ để lại lông trên các khớp chân để bảo vệ chúng khỏi cái lạnh. Các thợ săn ở Đức và Pháp đã sử dụng chúng trong săn bắn hay như là một loài chó dùng để săn những con chim nước và để đánh hơi ra nấm cục ở trong rừng.
Nguyên gốc tiếng Pháp của cái tên Caniche (Poodle) được bắt nguồn từ “Cane”. Đây là một từ vựng để chỉ con chim Cu Rốc cái. Ở những nước khác tên của chúng làm là một sự liên tưởng đến những vệt tròn tỏa ra trên mặt nước. Ban đầu giống chó này được sử dụng cho mục đích săn bắt chim và được kế thừa nhiều đặc điểm của giống chó Barbet (Barbet là chim Cu Rốc). Năm 1743, chúng được gọi là Caniche, một từ để chỉ con chim chim Cu Rốc cái trơng tiếng Pháp. Sau đó, dần dần Caniche (Poodle) và Barbet được tách biệt với nhau.
 
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ Voodle House, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: 
☎️ Hotline: 094 106 9999

VOODLE HOUSE – CHUYÊN GIA SPA THÚ CƯNG

Đối với những bạn đã và đang nuôi thú cưng, hẳn các bạn đều coi các “em” ấy như người bạn, người thân trong gia đình. Và luôn sẵn sàng giành những điều tuyệt vời nhất cho chúng phải không nào!!! Vậy tại sao nhân dịp sinh nhật, dịp lễ tết, hoặc một dịp gì đó đặc biệt giữa bạn và thú cưng bạn hãy tăng một buổi Spa tại Voodle House cho các em ấy nhỉ. Đây không chỉ là món quà ngọt ngào đầy ý nghĩa với các bé cưng mà còn là sự quan tâm ân cần chăm sóc của bạn cho chúng nữa đấy. 

Khi đến với dịch vụ Voodle House chắc chắn thú cưng của bạn sẽ được hưởng những dịch vụ làm đẹp an toàn và tốt nhất hiện nay bao gồm:

1. Dịch vụ tắm chải thú cưng

Tại spa của Voodle House có đầy đủ các dụng cụ chuyên dụng đa dạng phù hợp với từng dòng, từng giống và cấu trúc da lông của các pet yêu.

  • Bộ sấy lông chuyên dụng giúp sấy thật khô lông của các bé
  • Các loại sữa dưỡng lông giúp cho bộ lông mềm mượt hơn
  • Các tinh chất giúp lông chắc khỏe, khôi phục lông bị ngả màu
  • Các sưã tắm dịu nhẹ, an toàn cho da và lông

2. Dịch vụ cắt tỉa lông

  • Chải lông
  •  Nhẹ nhàng gỡ bỏ những đám lông rối
  • Cắt tỉa tạo kiểu theo yêu cầu

3. Dịch vụ nhuộm lông, làm móng

  • Nhuộm lông
  • Cắt móng
  • Sơn vẽ móng

4. Dịch vụ vệ sinh tai, làm sạch tuyến hậu môn

  • Làm sạch lông và loại những chất bẩn trong tai, giúp tai thú cưng luôn khô ráo, sạch sẽ
  • Loại bỏ tuyến hôi giúp cơ thể pet yêu không còn mùi khó chịu

Hãy đến với Voodle House để thú cưng luôn xinh đẹp và khỏe mạnh với phương pháp an toàn và hiện đại các bạn nhé!!! ♥♥♥