QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG CHÓ POODLE TẠI VOODLE HOUSE

 QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG CHÓ POODLE

BƯỚC 1: KHÁM SỨC KHỎE

Khi cún cái đền ký lấy giống (salo) được 5 ngày thì anh chị em có thể mang cún qua trại. Bạn cũng có thể yêu cầu trại cử người đến tận nơi đón cún. Sau khi chó cái poodle về trại sẽ được kiểm tra sức khỏe sinh sản.

BƯỚC 2: LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐO RỤNG TRỨNG

Đo rụng trứng xác định thời điểm phối kết hợp phân tích số lượng cũng như sức khẻo của cún hiện đã và đang áp dụng tại VOODLE HOUSE cho những kết quả rất chính xác về thời điểm cũng như số lượng trứng đạt tiêu chuẩn để thu tinh từ đó đưa được ra những kết quả giúp anh chị em chọn lựa số con cho mỗi đợt nhân giống tốt hơn. Khi sức khỏe của cún đảm bảo cho việc mang bầu của chúng bước tiếp theo sẽ là việc đo rụng trứng

  • Kiểm tra chu kỳ rụng trứng của cún
  • Lấy dịch trứng phân tích số lượng trứng thời điểm hiện tại
  • Quá trình lập đi lập lại ít nhất 3 lần/ngày, 3 ngày/chu kỳ

BƯỚC 3: HƯỚNG DẪN CHỌN ĐỰC PHỐI

Tùy size và màu sắc của chó poodle cái, mà trại sẽ tư vấn lựa chọn đực phù hợp cho anh chị em. Anh chị cũng có thể tự chọn theo sở thích và hiểu biết của mình.

BƯỚC 4: QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG

Quy trình phối giống của trại có 1 không 2 trong làng chó việt nam với các bước thực hiện như sau:

Bước 1️⃣ Nhận và đánh giá sơ bộ tình hình sức khỏe của chó poodle cái
Bước 2️⃣ Kiểm tra sức khỏe sinh sản của chó poodle cái
Bước 3️⃣ Spa tắm rửa sạch sẽ chuẩn bị cho phối giống
Bước 4️⃣ Đo rụng trứng xác định số trứng và ngày phối giống
Bước 5️⃣ Tiến hành phối giống nước 1 và nước 2 cho chó poodle cái
Bước 6️⃣ Test trứng để biết đã thụ tinh hay chưa để thông báo chủ đến đón chó về

CHÓ POODLE: TÌM HIỂU VỀ GIỐNG CHÓ THÔNG MINH THỨ 2 THẾ GIỚI

Chó Poodle là 1 giống chó có ngoại hình vô cùng đáng yêu. Chúng được giới trẻ Việt Nam nuôi rất phổ biến. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giống chó này để xem có điều gì thú vị mà được nhiều người nuôi đến vậy.
Giới Thiệu Về Chó Poodle
Chó săn vịt (Poodle) là một giống chó săn dùng để săn các loại thủy cầm. Trong đó chủ yếu là vịt có gốc từ Đức và Pháp. Ngày nay giống chó này được lai tạo để trở thành dòng chó cảnh với hình tượng là những quý cô xinh xắn, yêu kiều. Tên “Poodle” của chúng xuất phát từ chữ “Pudel” trong tiếng Đức. Có nghĩa là “thợ lặn” hay là “chó nước” và bộ lông của chúng có thể đè bẹp cơ thể khi ở trong nước. Phần lông còn lại che phủ các khớp và các bộ phận quan trọng. Như vậy, để giữ cho chúng không bị lạnh và bị thương. Chó săn vịt nổi tiếng với khả năng bơi lội tuyệt vời, sự nhanh nhẹn và vâng lời. Chúng có thể bơi rất tốt trong nước lạnh. Các thợ săn thường nuôi chúng để săn các loài chim hay bắt cá trên mặt hồ. Chúng còn có những tên gọi khác bao gồm: Caniche, Barbone, Chien Canne, Tea Cup Poodle, French Poodle, Pudle, Teddy Poodle. Từ năm 1960 đến 1982, giống chó này liên tục xếp vị trí đầu tiên trong danh sách những loài được yêu mến nhất. Chó Poodle có trí thông minh và vẻ ngoài ưa nhìn. Với bộ lông vừa dài, vừa xoăn với đủ màu sắc điệu đà, chó săn vịt  được coi là loài chó điệu đà nhất thế giới.
Độ tuổi trung bình của chúng từ 12-15 năm, màu lông đa dạng như: đen, trắng, vàng đồng, xám… Cùng với những đặc tính của mình khiến chúng trở nên nổi bật trong thế giới loài chó.
Chó săn vịt bây giờ đã được lai tạo thành nhiều kích cỡ gồm có:
Loại Chiều cao
Toy
24-28 cm
Miniature 28-35 cm
Medium 35-45 cm
Standard
54-60 cm
Lịch sử ra đời của chó Poodle
Chó săn vịt là một hậu duệ của các giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Cái tên “poodle” nhiều khả năng ra của từ tiếng Đức, xuất phát từ chữ “Pudel. Nó có nghĩa là “một trong những người chơi ở dưới nước”. Kiểu lông được cắt như lông cừu được thiết kế bởi những thợ săn. Điều đó giúp những chú chó poodle bơi hiệu quả hơn. Họ sẽ để lại lông trên các khớp chân để bảo vệ chúng khỏi cái lạnh. Các thợ săn ở Đức và Pháp đã sử dụng chúng trong săn bắn hay như là một loài chó dùng để săn những con chim nước và để đánh hơi ra nấm cục ở trong rừng.
Nguyên gốc tiếng Pháp của cái tên Caniche (Poodle) được bắt nguồn từ “Cane”. Đây là một từ vựng để chỉ con chim Cu Rốc cái. Ở những nước khác tên của chúng làm là một sự liên tưởng đến những vệt tròn tỏa ra trên mặt nước. Ban đầu giống chó này được sử dụng cho mục đích săn bắt chim và được kế thừa nhiều đặc điểm của giống chó Barbet (Barbet là chim Cu Rốc). Năm 1743, chúng được gọi là Caniche, một từ để chỉ con chim chim Cu Rốc cái trơng tiếng Pháp. Sau đó, dần dần Caniche (Poodle) và Barbet được tách biệt với nhau.
 
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ Voodle House, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: 
☎️ Hotline: 094 106 9999

VOODLE HOUSE – CHUYÊN GIA SPA THÚ CƯNG

Đối với những bạn đã và đang nuôi thú cưng, hẳn các bạn đều coi các “em” ấy như người bạn, người thân trong gia đình. Và luôn sẵn sàng giành những điều tuyệt vời nhất cho chúng phải không nào!!! Vậy tại sao nhân dịp sinh nhật, dịp lễ tết, hoặc một dịp gì đó đặc biệt giữa bạn và thú cưng bạn hãy tăng một buổi Spa tại Voodle House cho các em ấy nhỉ. Đây không chỉ là món quà ngọt ngào đầy ý nghĩa với các bé cưng mà còn là sự quan tâm ân cần chăm sóc của bạn cho chúng nữa đấy. 

Khi đến với dịch vụ Voodle House chắc chắn thú cưng của bạn sẽ được hưởng những dịch vụ làm đẹp an toàn và tốt nhất hiện nay bao gồm:

1. Dịch vụ tắm chải thú cưng

Tại spa của Voodle House có đầy đủ các dụng cụ chuyên dụng đa dạng phù hợp với từng dòng, từng giống và cấu trúc da lông của các pet yêu.

  • Bộ sấy lông chuyên dụng giúp sấy thật khô lông của các bé
  • Các loại sữa dưỡng lông giúp cho bộ lông mềm mượt hơn
  • Các tinh chất giúp lông chắc khỏe, khôi phục lông bị ngả màu
  • Các sưã tắm dịu nhẹ, an toàn cho da và lông

2. Dịch vụ cắt tỉa lông

  • Chải lông
  •  Nhẹ nhàng gỡ bỏ những đám lông rối
  • Cắt tỉa tạo kiểu theo yêu cầu

3. Dịch vụ nhuộm lông, làm móng

  • Nhuộm lông
  • Cắt móng
  • Sơn vẽ móng

4. Dịch vụ vệ sinh tai, làm sạch tuyến hậu môn

  • Làm sạch lông và loại những chất bẩn trong tai, giúp tai thú cưng luôn khô ráo, sạch sẽ
  • Loại bỏ tuyến hôi giúp cơ thể pet yêu không còn mùi khó chịu

Hãy đến với Voodle House để thú cưng luôn xinh đẹp và khỏe mạnh với phương pháp an toàn và hiện đại các bạn nhé!!! ♥♥♥

Hướng dẫn chọn ngày phối giống cho chó mẹ

Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm thường bối rối khi thấy chó có kinh. Bao giờ thì phối được? Cần làm gì để phối tốt nhất? Lần đầu tiên mình cũng như vậy. Theo lời kể của các cụ là cứ 1 tuần sau là thấy con cái “dính” chó đực… ngoài ngõ.

Salo là gì?

Salo là thuật ngữ truyền miệng của dân nuôi chó cảnh. Nó ám chỉ kỳ động dục của chó cái. Nói chung là rất hàn lâm, sách vở, đọc tài liệu thú y khá dài. Trong bài này mình chỉ nói tóm gọn những điều bạn cần biết, đủ hiểu là được. Chó cái bắt đầu salo bằng dấu hiệu ra máu, hoa sưng lên. Nếu là lần đầu thì dễ nhận biết vì hoa “trẻ con” bé như hạt lạc (poodle) thì đến lúc salo phải bằng… quả đấm. Bạn cần biết chính xác ngày bắt đầu salo để tính thời điểm phối.

Dấu hiệu duy nhất để nhận ra là hoa sưng và có máu. Nhưng nhiều con sưng chậm máu ra ít và nó liếm sạch. Bởi vậy bạn cần kiểm tra thường xuyên. Nếu bạn nuôi từ hai con trở lên thì khi thấy con cái có động tác nhảy lên ôm eo con khác là báo hiệu sắp salo. Còn nếu chỉ nuôi 1 con, phải kiểm tra hàng ngày thôi. Thông thường từ 7 tháng tuổi trở đi là chó cái salo, và chu kỳ từ 6 đến 8 tháng sau lại salo tiếp.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và chó

Khi nào thì phối được?

Tính từ ngày đầu tiên salo, khoảng 8-12 ngày sau chó cái sẽ rụng trứng. Rụng liên tục trong 1-2 ngày với số lượng trung bình từ 10 – 25 trứng. Trong 2 ngày đó trứng vẫn tiếp tục phát triển và “chín” để chờ được thụ tinh. Như vậy nôm na bạn có thể cho phối trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi bắt đầu salo.

Tuy nhiên, chúng ta thường hy vọng chó cái sẽ mang thai nhiều vì vậy cần chọn thời điểm phối có nhiều trứng “chín” nhất. Theo các thợ đỡ phối giống chó thì khi nào thấy hoa của chó cái sậm màu lại, không còn sưng mọng nữa mà hơi nhăn lại, màu kinh nhạt như màu máu cá (hồng nhạt) thì cho phối. Ngoài ra cuống hoa cũng phải mềm ra chứ không còn cương cứng như những ngày trước mới có thể phối được. Kế đến là các dấu hiệu chịu đực (sẵn sàng phối) của chó cái như gãi vào mông thì vểnh đuôi sang một bên, sờ vào hoa không còn cụp đuôi quay mông đi “xấu hổ” nữa v.v…

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi, chó, bàn và trong nhà

Mình thường kiểm tra hoa bắt đầu từ ngày thứ 10. Thứ tự ưu tiên là: kiểm tra cuống hoa xem đã mềm chưa, sau đó là hoa đã bớt sưng bớt đỏ chưa. Màu máu mình không quan tâm vì nếu chó có thể trạng tốt kinh ra đỏ lâu hơn, kể cả đã phối xong vẫn đỏ. Ngay khi thấy cuống hoa mềm và hoa nhăn nheo lại, mình cũng chưa cho phối ngay mà chờ thêm ít nhất 1 ngày nữa, thường là 2 ngày để trứng chín nhiều nhất.

Phối ở đâu?

Mới đầu mình cũng như nhiều người, lên các hội chó hỏi xem ai có đực thì liên hệ giá cả và thời gian phối. Nếu hỏi sớm, có thời gian thì có thể chọn được chó đực ưng ý. Thậm chí hiện nay có rất nhiều bạn cho phối miễn phí chỉ để “giải toả” cho chó đực. Tuy nhiên về sau mình thường tìm đến các địa chỉ chuyên phối giống chó. Mặc định là họ bao đỡ bao đậu (có người đỡ phối, phối không đậu lần sau không lấy tiền). Hơn nữa chất lượng chó đực thường là chuẩn về ngoại hình, đã có sản phẩm và có nhiều đực để chọn.

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi, chó và trong nhà

♥ Chia sẻ từ bạn Hà Nhà Gỗ ♥

 

 

 

 

 

Cách cắt tỉa lông chó Poodle tại nhà

Poodle là giống chó rất ít bị rụng lông, một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị dị ứng với lông chó. Rất nhiều trường hợp ghi nhận bị dị ứng với những giống chó khác, nhưng hoàn toàn cảm thấy thoải mái với poodle. Lông poodle xoăn, chắc và dày đặc, có thể được cắt, tỉa bớt hoặc “thiết kế” thành những style cực kỳ độc và bắt mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cắt tỉa lông chó Poodle tại nhà. 

Cách Cắt Tỉa Lông Chó Poodle

Việc chải chuốt lông cho poodle không không quá quá vất vả. Nếu bạn muốn bộ lông em poodle luôn mượt mà bóng bẩy, bạn cần chải chuốt, cắt tỉa và chăm sóc lông thường xuyên. Bạn có thể chỉ cần đi spa 3 – 6 tháng một lần, nhưng bé poodle của bạn sẽ cần được chải chuốt và chăm sóc lông 3 – 6 tuần / lần, hoặc có thể nhiều hơn.

1. Cạo Lông Máu Cho Chó Poodle

Có nhiều cách rất đơn giản để tạo kiểu lông vừa đẹp, vừa chải chuốt hơn. Cách mà những người nuôi poodle hay làm nhất là cạo lông máu, tức lớp lông đầu tiên của bé Poodle. Thời điểm cạo lông máu tốt nhất là khoảng 2 tháng tuổi, tức ngay sau khi đón bé về nhà mới. Lớp lông đầu tiên của Poodle thường dài, mềm nhưng không xoăn và rối nên nhìn rất “luộm thuộm”. Sau khi cạo lớp lông đầu tiên, lớp lông thứ 2 sẽ mọc lên sau khoảng 1 tháng. Lông sẽ xoăn hơn, dày ít rụng hơn nên rất dễ chăm sóc. Dễ chăm sóc không có nghĩa là không cần chăm sóc và chải chuốt thường xuyên. Ngay cả khi cắt ngắn, em poodle của bạn vẫn cần phải được chải lông, cắt tỉa mỗi 3 – 6 tuần để giữ cho lông sạch đẹp và không bị rối.

2. Cắt Tỉa và Tạo Hình Lông Chó Poodle

Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên đưa em poodle đến 1 tiệm pet chuyên chăm sóc, cắt tỉa lông cho chó. Tuy nhiên nếu bạn có thời gian và muốn tự tay chăm sóc lông cho em poodle của mình, bạn sẽ cần 1 bộ dụng cụ bao gồm: kéo, lược, tông đơ và, tốt nhất, nên có thêm 1 cuốn sách hoặc video dạy cắt tỉa lông cho poodle. Dưới đây là 1 video dạy tỉa lông cho poodle mà bạn có thể học theo:

3. Chăm Sóc Lông Hàng Ngày

Ngay cả khi em poodle được cắt tỉa và chăm sóc lông một cách chuyên nghiệp, bạn vẫn nên chải lông mỗi 2 ngày / lần. Bởi poodle không giống các giống chó khác, bộ lông xoăn và dày khiến các sợi lông rất dễ bị bết và rối vào nhau. Chải chuốt thường xuyên sẽ giúp chúng luôn mượt mà. Bên cạnh đó, việc tắm 1 tuần 2 lần cũng rất cần thiết để giữ cho bộ lông luôn sạch sẽ, đặc biệt với những em poodle sống trong nhà.

Nhiều em poodle thường xuyên bị chảy nước quanh mắt, làm ướt và bẩn vùng lông quanh mắt. Với những em cún này, bạn nên lau vùng lông quanh mắt hàng ngày vào mỗi buổi sáng, bằng khăn mềm và nước ấm, giống như rửa mặt vậy.

Lưu Ý Khi Nuôi Chó Toy Poodle

Bạn đang chuẩn bị nhận nuôi một chú chó Toy Poodle? Bạn lo lắng không biết giống chó bé nhỏ này có thể gặp vấn đề gì về bệnh tật khi nuôi. Trên các mạng xã hội có quá nhiều thảo luận và bạn hoang mang vì không biết đâu là bệnh tật và cách chữa bệnh thật sự. Vậy thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết những bệnh thường gặp của Toy Poodle  và cách xử trí khi gặp phải.

1. Nấm vảy gầu ở Toy Poodle

Đối với chó lông xù thì vảy gầu là điều hiển nhiên gặp phải đầu tiên với Toy Poodle. Chúng có thể bị bất cứ lúc nào nếu lông không sạch sẽ và dễ bị mắc nấm từ gàu trên lông xù. Đa số Toy Poodle đều sẽ bị và khó lòng tránh khỏi trừ khi cạo lông chúng vào mùa hè.

Khi gặp nấm vảy gầu, các sen nên làm sạch lông của Toy Poodle  bằng cách tắm cho chúng mỗi ngày để hạn chế tối đa sinh sôi của nấm làm ngứa chú cún cưng của bạn. Những giai đoạn thời tiết nồm ẩm tốt nhất nên dùng máy sấy ấm để làm khô lông và chải lông thường xuyên. Cũng không nên quá lo lắng vì đây là tình trạng bệnh phổ biến ở Toy Poodle nên chỉ cần giữ sạch sẽ là sẽ bớt nấm và không gây ngứa thêm cho Toy Poodle.

2. Viêm họng ở Toy Poodle

Viêm họng là một bệnh khá phổ biến khi Toy Poodle  được sống ở Việt Nam với thời tiết nhiệt đới gió mùa. Bản chất nguồn gốc của Toy Poodle  khi ở phương Tây có thể chịu quen môi trường sống ôn đới nhưng với thời tiết thất thường như Việt Nam thì chúng dễ bị nhiễm lạnh và viêm phổi hay viêm họng. Hậu quả là bạn sẽ thấy chú cún của mình thường xuyên ho khan ốm yếu.

Khi này hãy cho Toy Poodle  uống bổ phế hoặc Siro gừng giống như chữa viêm họng ở trẻ nhỏ. Nếu cún của bạn vẫn liên tục ho trong thời gian dài thì bạn có thể đưa chúng đến bác sĩ khám để có cách chữa hợp lý hơn.

3. Toy Poodle thường biếng ăn

Biếng ăn là một tật khó bỏ ở Toy Poodle vì chúng rất nhỏ mà còn lười vận động nên chúng sẽ hay biếng ăn khi đến bữa. Vậy nên nếu gặp phải tình trạng Toy Poodle  bỏ ăn thì cũng không lấy làm ngạc nhiên hay sợ hãi vì lo chúng bị bệnh gì. Chúng chỉ là biếng ăn và bạn cần có một vài biện pháp để kích thích chúng ăn uống trở lại. Cụ thể như:

  • Cho uống men tiêu hóa
  • Cho Toy Poodle vận động nhiều hơn
  • Giảm số bữa để cho Toy Poodle ăn theo nhu cầu

Trên đây là các tình trạng khá phổ biến xảy đến với Toy Poodle  khi sống với người ở Việt Nam. Hầu hết các bệnh lý đều dễ chữa vì thế khi gặp phải hãy bình tĩnh xử trí để bảo vệ sức khỏe chú chó của mình nhé!

Nguyên Nhân Khiến Poodle Rụng Lông

Poodle là giống chó vốn được yêu thích bởi bộ lông xù khá đáng yêu. Tuy nhiên cũng như các giống chó khác, Poodle cũng rụng lông theo chu kì. Đôi khi rụng lông cũng là một biểu hiện của bệnh lý. Nếu thấy cún cưng nhà bạn rụng lông bất thường như rụng quá nhiều so với bình thường, rụng từng mảng hay vừa rụng vừa ngứa thì có thể cún nhà bạn đang cần được giúp đỡ về vấn đề sức khỏe. Cùng tham khảo những nguyên nhân khiến Poodle rụng lông để xem cún nhà bạn có đang khỏe mạnh hay không nhé.

Poodle rụng lông do dị ứng

Nguyên nhân này khá phổ biến và thường gặp ở Poodle. Dị ứng xảy ra có thể là do môi trường có phấn hoa, nấm mốc, bọ ve trong bờ bụi hoặc do kí sinh trùng trên da như bọ chét, ve gây nên. Ngoài ra, dị ứng cũng có thể đến từ chính thức ăn của cún. Khi dị ứng cún có biểu hiện cắn phá lung tung, gãi nhiều hơn bình thường và tất nhiên cún sẽ bị rụng lông. Với trường hợp Poodle nhà bạn bị bọ chét thường dễ phát hiện hơn, tốt nhất bạn nên có biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu bởi bọ chét và ve rất dễ lan rộng.

Poodle rụng lông do nhiễm trùng hoặc kí sinh trùng

Khi thấy Boss nhà bạn có dấu hiệu rụng lông từng mảng  vùng  xung quanh mắt, bụng, ngực thì nguyên nhân thường gặp là do các loài kí sinh trùng như ve, bọ chét. Ngoài ra khi rụng lông, vùng da của chỗ bị rụng còn có dấu hiệu bị viêm nhiễm, thậm chí đóng thành từng mảng vảy cứng. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên đưa cún của mình tới gặp bác sĩ thú y để kịp thời can thiệp.

Poodle rụng lông do bệnh cushing

Bệnh này có thể xảy ra trên bất cứ loại chó nào đặc biệt là Poodle. Bệnh cushing là bệnh xảy ra do cơ thể sản sinh ra quá nhiều hoocmon cortisol so với bình thường. Triệu chứng của bệnh là rụng lông, sạm da, bụng phình to, teo cơ và cơ yếu đi, luôn thèm ăn, luôn uống sạch nước trong bát,… chú cún ở độ tuổi trung niên rất dễ mắc loại bệnh này.

Rụng lông do di truyền

Đây là trường hợp rất ít xảy ra đối với Poodle tuy nhiên không phải là không thể. Trong quá trình phối giống và lai tạo sẽ không tránh khỏi những tác dụng phụ như rụng lông, hói đầu, hoa văn trên tai,ngực,….

Poodle rụng lông do chịu lực ma sát thường xuyên

Có một số vùng trên cơ thể chịu nhiều áp lực, sức nặng cơ thể đè lên như khuỷu chân, hông,.. là những vùng Poodle phải thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt cứng và ma sát thường xuyên khiến bề mặt da ở những vùng này có sẹo và lông tróc hết rất khó mọc lại.

Trên đây là những nguyên nhân khiến Poodle rụng lông đã được tổng hợp và tham khảo từ các chuyên gia thú y để bạn phần nào nhận biết được những biểu hiện bất thường của Boss và nhanh chóng có giải pháp để cún không bị bệnh nặng hơn và khó chịu với chính bạn nhé.

 

4 lợi ích khi nuôi thú cưng dành cho trẻ nhỏ

Không chỉ đơn giản là việc giúp trẻ nhỏ có thêm người bầu bạn, những chú thú cưng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ.

Từ xa xưa, những vật nuôi như chó, mèo…luôn được coi là người bạn thân thiết của con người. Chúng được con người nuôi dưỡng và chăm sóc, cưng nựng như một thành viên trong gia đình. Theo thống kê của Hiệp hội Nhân đạo Mỹ, 46% hộ gia đình Mỹ sở hữu ít nhất một con chó, 39% sở hữu ít nhất một con mèo, còn lại nuôi thằn lằn, vẹt, cá…

Ở Việt Nam, xu hướng nuôi thú cưng cũng đang trở nên khá phổ biến. Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì nuôi thú cưng không chỉ đơn giản là một thú vui mà nó còn là cách để những đứa trẻ của chúng ta học thêm được nhiều điều bổ ích.

1. Trẻ học được cách sống có trách nhiệm, biết yêu thương và chăm sóc

Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ sớm phát triển ý thức về trách nhiệm và biết chăm sóc người khác. Thú nuôi cần được quan tâm và để mắt mọi nơi mọi lúc. Chúng phụ thuộc vào người nuôi, từ việc ăn uống đến giải trí. Những đứa trẻ nếu thích nuôi thú cưng thường học được cách đồng cảm và từ bi. Học cách chịu trách nhiệm về một sinh vật khác sẽ giúp trẻ chăm sóc bản thân tốt hơn.

Khi sở hữu một vật nuôi trẻ không chỉ chơi đùa mà còn biết quan tâm chăm sóc chúng như cho chúng ăn, vuốt ve, trò chuyện với chúng. Chính điều này đã hình thành nhân cách sống có trách nhiệm và biết yêu thương hơn ở trẻ.

2. Giảm khả năng mắc bệnh hen suyễn, dị ứng

Các nhà khoa học của đại học Kuopio Phần Lam đã theo dõi 397 trẻ em sinh tại Phần Lan từ năm 2002 đến 2005. Trong năm đầu tiên sau khi sinh, cha mẹ sẽ lưu giữ nhật kí sức khỏe hàng tuần của bé, ghi lại các triệu chứng như ho, viêm họng, chảy nước mũi… Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bé lớn lên trong gia đình có vật nuôi ít nhiễm trùng tai 44% và ít có khả năng nhận thuốc kháng sinh 29% hơn so với những bé sống trong gia đình không có vật nuôi. Trẻ em ở những gia đình nuôi chó có tình trạng tốt hơn so với những bé sống trong gia đình có nuôi mèo: 31% các bé sống cùng chó có khả năng khỏe mạnh trong năm đầu tiên so với những bé nhà không nuôi chó, trong khi con số này với mèo chỉ là 6%.

Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian khi được tiếp xúc với vật nuôi: cho đến nay, tất cả các bằng chứng đều cho thấy để trẻ tiếp xúc sớm với vật nuôi có thể hữu ích trong việc giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng và hen suyễn. Nguyên nhân là bởi vì trong năm đầu tiên của cuộc sống, hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn đang trong quá trình nhận biết các vi sinh vật gây hại, tiếp xúc với lông động vật ở liều thấp có thể có lợi cho quá trình này.
3. Dạy trẻ biết giữ lời hứa
Hầu hết đứa trẻ nào khi nuôi vật nuôi cũng đều có cam kết với chúng. Đó có thể là lời hứa về việc chăm sóc, yêu thương vật nuôi cẩn thận, không bao giờ bỏ đói chúng hay như đánh đập chúng. Mỗi ngày thực hiện cam kết là mỗi ngày trẻ biết yêu thương, biết giữ lời hứa với vật nuôi và hình thành chữ tín trong nhân cách.

4. Hỗ trợ chữa trầm cảm, tự kỷ
Đối với những trẻ mắc chứng trầm cảm, các bác sĩ thường “kê đơn thuốc” bằng một nguyên liệu rất đặc biệt, đó là những con thú cưng. Lý do bởi vì chúng biết lắng nghe khi trẻ nói chuyện, giúp trẻ điềm tĩnh, và chiếm được lòng tin của trẻ. Cuối cùng, trẻ sẽ cảm thấy được chia sẻ để trở thành người cởi mở hơn, vui vẻ hơn và bớt nhạy cảm với các nỗi buồn hoặc sợ hãi.

Chó và ngựa là 2 loài động vật được sử dụng nhiều nhất để chữa tự kỷ ở trẻ em. Chúng giúp bệnh nhân kết nối với thế giới bên ngoài thay vì sợ sệt hoặc vô cảm với mọi thứ xung quanh. Ngoài ra, việc nuôi một con vật nuôi trong nhà, trẻ còn học được rất nhiều điều về kỷ luật, làm tăng sự tự tin ở trẻ cũng như khả năng giao tiếp. Trong khi bố mẹ vắng nhà hoặc bận việc, trò chuyện với thú cưng giúp trẻ bớt cô đơn và vui vẻ hơn.

Những lợi ích tuyệt vời mà thú cưng mang lại cho trẻ là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi với vật nuôi, bố mẹ cần chú ý và theo sát con, nếu chỉ lơ là một chút, bé yêu của bạn cũng có thể gặp nguy hiểm.

Những điều thú cưng đang làm bạn thay đổi

Nuôi thú cưng có nhiều lợi ích lắm nhé. Thậm chí, những cô nàng, anh chàng thú cưng ấy dần dần còn thay đổi được cả cách sống cũng như quan điềm về cuộc sống của bạn một cách rất tích cực cơ!
1. Sống có trách nhiệm hơn

Khi bạn nhận nuôi một em thú cưng, bạn sẽ phải học cách chăm sóc, bảo vệ, nuôi nấng và dạy dỗ em ấy. Dần dần, suy nghĩ “phải có trách nhiệm” với những thứ mình đã chọn sẽ định hình trong bạn rõ nét hơn. Từ đó, không chỉ với thú cưng, mà với tất cả những công việc khác, bạn sẽ đều có xu hướng cố gắng hết sức và có trách nhiệm với chúng hơn.

2. Rèn luyện tính kiên nhẫn

Khi mới mang một em cún hay em mèo con về nuôi, đâu là điều quan trọng nhất? Đó chính là phải huấn luyện thú cưng thành công, để chúng quen với nhà mới, những đồ vật mới và nếp sinh hoạt mới. Công việc này đòi hỏi kha khá thời gian cũng như sự kiên trì của bạn. Mỗi ngày một chút. Đảm bảo là sau khi dạy dỗ em thú cưng của mình thành công, bạn cũng sẽ rèn luyện được kha khá tính kiên nhẫn của mình rồi đấy.

3. Hòa đồng và quảng giao hơn

Khi nuôi thú cưng, nhất định bạn sẽ phải tham gia vào một cộng đồng nuôi thú cưng để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm, để “khoe” em cún xinh đẹp đáng yêu thông minh của mình. Đăng ký họp offline với những diễn đàn thú cưng là cơ hội tuyệt vời để bạn có thêm những người bạn mới cùng sở thích. Không còn cảnh cuối tuần ngồi nhà ôm máy tự kỉ nữa nhé!

4. Sự đúng giờ

Sáng không dậy đúng giờ cho em cún hay em mèo ăn? Em cún sẽ vào tận phòng, liếm láp khắp tay chân, thậm chí là mặt bạn để đánh thức bạn dậy. Còn em mèo sẽ kêu gào (thảm thiết cực) cho đến khi bạn chịu mò dậy thì thôi (có khác gì đồng hồ báo thức không?). Đảm bảo là bạn sẽ không thể giận được đâu, vì thú cưng luôn đáng yêu kinh khủng. Ngày qua ngày, thú cưng sẽ luyện cho bạn tính đúng giờ cực chuẩn. Bye bye tính “cao su” luôn nhé.

5. Cải thiện sức khỏe

Mỗi ngày dắt em cún đi dạo một lần, hoặc đơn giản là chơi đùa với các em trong nhà thôi, bạn đã tiêu hao được một lượng calo và mỡ thừa kha khá rồi đấy. Chưa kể việc đưa em đi dạo trong công viên sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn (được vận động và hít thở không khí trong lành mà). Biết đâu lại gặp được “một nửa đích thực” cũng đang dắt thú cưng đi dạo thì sao? Tốt luôn cho cả hệ “tim mạch” nhá!

6. Giúp bạn vui vẻ và không còn stress

Bạn đi làm, đi học cả ngày về siêu mệt mỏi, đến nỗi không buồn mở mồm ra nói chuyện? Yên tâm đi, chỉ cần nhìn thấy chú cún con quẫy đuôi hay em mèo đáng yêu cứ cọ đầu vào chân bạn, đảm bảo mọi mệt mỏi, bực mình hay stress sẽ biến mất hết! Thú cưng luôn là người bạn tâm giao lý tưởng. Dù không thể nói, nhưng chúng luôn hiểu hết những điều bạn tâm sự với chúng đấy.

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle mang thai

Sau khi cho chó Poodle đi phối giống, nếu thai đậu thì khoảng 13-15 ngày là bé cún có những biểu hiện thai nghén như: bỏ ăn, nôn mửa, ngủ nhiều, nằm ì một chỗ và rất lười vận động. Bạn không cần phải lo lắng vì đó là hiện tượng hết sức bình thường, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe chó mẹ. Giai đoạn thai nghén sẽ chấm dứt khi thai được 3-4 tuần tuổi. Nếu chó Poodle bỏ ăn nhiều bữa, bạn có thể truyền dịch để bổ sung chất dinh dưỡng.

Chó Poodle mang thai cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Tháng đầu tiên mang thai, bạn có thể cho chó Poodle ăn như bình thường. Chưa nhất thiết phải thay đổi thực đơn hay khẩu phần ăn. Bạn có thể cho chúng uống thêm canxi, sắt để bổ sung dưỡng chất giúp chó con phát triển khỏe mạnh.

Bắt đầu từ tháng thứ 2 trở đi, khi chó con trong bụng đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất, bạn cần cung cấp cho chó mẹ đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt là protein trong các loại: thịt bò, thịt lợn, trứng. Chất xơ trong các loại rau, củ, quả. Vitamin và khoáng chất trong: cá, tôm, cua, … Cho uống thêm các loại sữa bổ sung canxi.

Chó Poodle mang thai thường có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường. Bạn nên chia nhỏ thành 4-5 bữa trong ngày, mỗi bữa một lượng thức ăn vừa phải. Không nên ăn dồn trong một bữa. Chó Poodle có kích thước nhỏ bé, bạn nên hạn chế chất béo trong thực đơn hàng ngày để tránh bệnh béo phì dẫn đến khó sinh.