Đặt tên cho chó poodle

Đặt tên cho chó poodle thế nào cho thật hay, những cũng phải thể hiện được cá tính và thật “ngầu” nhưng cũng phải phù hợp với giới tính của chó cũng là việc cực kỳ “hại não” với mỗi bạn khi mới mua poodle hoặc chuẩn bị mua chó.

Hãy cùng điểm một số tên cho chó poodle vừa tây –  vừa ta, hay tên cho giống chó poodle đực, hay giống chó poodle cái sao cho thật dễ thương nhé.

Đặt tên cho chó poodle thế nào vừa dễ thương lại thật ngầu?

Đặt tên cho chó poodle cũng cần có một số điều cần lưu ý : Đặt tên chỉ một hoặc hai âm tiết (mít, misa, mực,…) không nên đặt tên quá dài, vì tên chó sẽ sử dụng rất nhiều đặc biệt trong quá trình huấn luyện chó sau này.

Tránh đặt tên chó trùng tên người (đặc biệt là tên hàng xóm, người nhà…) hoặc trùng với tên gọi ở nhà của bé nhỏ hàng xóm… Tránh phiền toái, mẫu thuẫn hàng xóm.

Chỉ dùng 1 tên cho chó từ khi bắt đầu gọi. Và nên nghĩ cho chó nhà mình một tên thật đặc biệt, tránh những tên quá quen thuộc: cún, milu, mic, … gây nhàm chán và dễ nhầm lẫn với các con chó khác.

1. Đặt tên cho chó poodle dựa vào màu sắc:

– Vàng (nghe cứ có cảm giác như con vàng trong Lão Hạc, hơi buồn)

– Bạch (trắng)

– Đen

– Mực

– Nâu

…….

Tên Tiếng Việt Hay cho chó poodle

2. Đặt tên theo ngoại hình của poodle

– Xoăn

– Bông

– Ú

– Béo / Bếu

– Gấu

– Lợn

……

3. Đặt tên tiếng anh cho chó poodle

– Misa

– Ben

– Bin

– Bon / Bon bon

Một vài tên nước ngoài bạn có thể đặt cho poodle

– Rex (phim chó thám tử Rex rất nổi tiếng nhé).

– Max (cũng là tên một chú chó trong phim nổi tiếng).

– Lu

– Mimi

– Ken

– Roger

– Ricky

– Sunny

……………………….

4. Đặt tên poodle theo loại hoa quả

– Mít

– Quýt

– Bơ

– Chuối

– su / su su

……………………………

Đặt tên cho chó poodle theo các loại quả cũng được rất nhiều bạn thích

5. Đặt tên theo một phong cách cực kỳ khác biệt???

Hãy vứt bỏ mọi thứ quen thuộc, vứt bỏ mọi thứ giới hạn, hãy đặt tên cho chó poodle thật phá cách, thật “ngầu”. Và thể hiện cá tính của riêng bạn:

– Trời ??? – Hãy thử tưởng tượng đang đi ngoài đường và gọi to : “Trời ơi” – Chắc là “dị” lắm nhỉ.

–  Ngốc

– Đần- Ngáo

– Tũn

……. 

Hãy chọn cho poodle một cái tên ý nghĩa & bạn thật sự thích

Chốt lại là tên gì thật ra thì không quan trọng với chó đâu, quan trọng là bạn thích và có ý nghĩa là được.

Cách huấn luyện chó Poodle 2 tháng tuổi

Chó Poodle 2 tháng tuổi là giai đoạn mà bạn nên bắt đầu dạy chúng những bài huấn luyện cơ bản như: đi vệ sinh đúng chỗ, bắt tay, ngồi nằm, … Chó Poodle rất thông minh, ham học hỏi. Chính vì thế, việc huấn luyện chúng thực sự không khó, bạn chỉ cần kiên trì một chút là được.

Cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ

Bạn cũng nên học cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ để chúng không đi vệ sinh bừa bãi, giảm công chăm sóc cho chủ. Bài huấn luyện đó bao gồm các bước sau:

Bước 1: Quy định một chỗ đi vệ sinh cố định dành cho chó Poodle.

Bước 2: Nếu chó Poodle có biểu hiện đi lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi ngửi thì bạn phải nhanh chóng bế chú ta vào ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.

Bước 3: Phải đợi chúng đi vệ sinh bằng được. Nếu không đi, bạn ép chúng phải ngồi đấy. Đến khi đi xong mới được đứng dậy.

Lặp đi lặp lại các bước này hàng ngày, khoảng 10-15 ngày, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt. Tuyệt đối không được bỏ cuộc giữa chừng.

Cách dạy chó Poodle ngồi

Bước 1: Khi chó Poodle đang đứng, bạn để thức ăn yêu thích ngay dưới phía chân chúng.

Bước 2: Hô to rõ ràng câu lệnh: “Ngồi”, đồng thời dùng tay ấn người chó Poodle xuống trong tư thế ngồi.

Bước 3: Nếu chúng đã ngồi xuống thì thưởng đồ ăn để kích thích chúng cố gắng.

Bước 4: Lặp đi lặp lại các bước trên từ 10-15 lần, sau đó cho chúng nghỉ. Hôm sau tiếp tục cho tập lại. Chó Poodle thông minh nên chúng sẽ học bài huấn luyện này khá dễ dàng.

Bạn có thể áp dụng các bước trên đối với bài huấn luyện chó Poodle nằm, đứng, chào,vân … vân.

 

Cuộc tình của bé

Quy Trình Của Cún Khi Phối Tại Voodle House

Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp hình ảnh chó poodle dễ thương tại bất kỳ đâu. Giống chó này có độ phổ biến cao và là thú cưng yêu thích của nhiều gia đình do sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn, dễ thương, tính cách thông minh, trung thành và sống tình cảm.

Nếu bạn đang sở hữu một em Poodle cái và mong muốn phối giống cho bé thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Voodle House sẽ chia sẻ với bạn những thông tin về địa chỉ, giá tiền và quy trình phối giống chó poodle tại Voodle House.

🎁 Quy Trình Của Cún Khi Phối Tại Voodle House


✔️Kiểm Tra Sức Khoẻ

Khi cún cái đến kỳ lấy giống (salo) được 7-8 ngày thì anh chị em có thể mang cún qua shop hoặc yêu cầu shop cử người đến tận nơi đón cún về để tiến hành kiểm tra sức khỏe. Khi cún đã ở trại sẽ được nghỉ ngơi và chăm sóc chế độ riêng khoảng 6 tiếng rồi mới tiền hành khám sức khỏe.


✔️Test Ngày Rụng Trứng, Đo Nồng Độ Bằng Máy

Đo rụng trứng xác định thời điểm phối kết hợp phân tích số lượng cũng như sức khẻo của cún hiện đã và đang áp dụng tại Voodle House cho những kết quả rất chính xác về thời điểm cũng như số lượng trứng đạt tiêu chuẩn để thu tinh từ đó đưa được ra những kết quả giúp anh chị em chọn lựa số con cho mỗi đợt nhân giống tốt hơn. Khi sức khỏe của cún đảm bảo cho việc mang bầu của chúng bước tiếp theo sẽ là việc đo rụng trứng. Kiểm tra chu kỳ rụng trứng của cún Lấy dịch trứng phân tích số lượng trứng thời điểm hiện tại

Quá trình lập đi lập lại ít nhất 3 lần/ngày, 3 ngày/chu kỳ

✔️Spa ,Cắt Tỉa Trước Khi Phối

Tắm rửa sạch sẽ cho chó Poodle, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho quá trình phối giống.

✔️Tư Vấn Chọn Chó Đực

Poodle là 1 trong những dòng chó có nhiều màu lông nhất thế giới, khi tiến hành phối giống với bất kỳ con đực màu lông nào thì cũng sẽ random ra các màu lông mà bạn không thể đoán trước được, âu đây cũng làm một trong những nét thú vị của dòng chó này.
Hiện tại trên thị trường đang có những màu lông rất hot được ưa chuộng với giá trị gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với các màu lông thông thường như trắng và vàng có thể kể đến như 1 màu Black & Tan (15 triệu/bé), Chocolate(23 triệu/bé)…

✔️Đỡ Phối An Toàn

Bên cạnh các dịch vụ trên Voodle house còn dành tặng cho khách hàng những ưu đãi khi phối poodle:

Gửi Lại Khách Sạn 3 Ngày.
 Bảo Hành Bao Đậu 100% .
Hỗ Trợ Chụp Ảnh Đăng Bán
Ưu Đãi Đặc Biệt Cho Khách Nhu Cầu Nuôi Sinh Sản

🐩Cam kết : Poodle Thuần Chủng 100%

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ Voodle House, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: 
☎️ Hotline: 094 106 9999

Cách chăm sóc chó mẹ trước khi sinh đẻ bạn nên biết

Với những người đang và sẽ nuôi chó sinh sản thì nên tìm hiểu kỹ cách chăm sóc chó mẹ trước và sau khi sinh đẻ, đây có thể là những kiến thức rất quý giá đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm giúp đàn chó nhà mình sinh nở một cách tốt nhất. Bạn hãy tham khảo một số những kinh nghiệm sau.

Chăm sóc chó mẹ trước khi sinh đẻ


Việc sinh đẻ của chó mẹ, đối với nhiều người thường không được chú ý nhiều trong việc này, có thể họ cho chó sinh đẻ một cách tự nhiên chính vì thế chó con sinh ra không được đảm bảo đầy đủ sức khỏe hoặc tỷ lệ t.ử vo.ng tương đối cao. Ngày nay, khi các loại chó đẹp, chó đắt tiền được nuôi nhiều hơn thì bên cạnh đó cách chăm sóc chó mẹ trước khi sinh đẻ cũng được chú trọng, và quan tậm hơn trước rất nhiều.

Chế độ dinh dưỡng và luyện tập duy trì sức khỏe tốt cho chó mẹ


Để chó mẹ có một sức khỏe thật tốt và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó con khi còn đang nằm trong bụng mẹ thì nhất thiết là chúng ta cần phải có một chế độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý nhất. Trước tiên đó là những bài luyện tập thường xuyên và tốt cho sức khỏe hàng ngày. Tập thể dục giúp cho các cơ khỏe mạnh, và điều này thật sự cần thiết cho cách chăm sóc chó mẹ trước khi sinh đẻ để việc sinh nở sau này được dễ dàng. Bạn cũng cần bảo đảm rằng chó của bạn có một chế độ ăn bình thường và hợp lý. Trong 6 tuần đầu mang thai, không cần thiết phải cho chó ăn thêm thức ăn, nhưng bắt đầu từ tuần thứ 7 trở đi, chó của bạn có thể hay đói, bởi trong giai đoạn này kích cỡ của các chú cún con sẽ phát triển nhanh. Trong thời kỳ này bạn nên cung cấp protein cho chó mẹ nhiều hơn là cácbon-hydrat và nếu đó là một giống chó to lớn như các loại chó becgie, chó Rottweiler, chó Alaska, Chó bully, chó pitbull thì bạn hãy cho chó mẹ ăn từ 2 đến 3 lần một ngày.
Nếu có một chế độ ăn tốt thì chó của bạn không cần thêm vitamin và các chất phụ khác. Và trong bất kỳ trường hợp nào, đừng cho chó của bạn chất can-xi. Vì trong lúc mang thai nếu bạn cung cấp chất can-xi cho chó mẹ thì sau khi sinh con nó sẽ bị rối loạn canxi, và điều đó có thể dẫn tới chứng động kinh – một chứng bệnh có thể gây t.ử v.ong cho chó mẹ.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chờ chó mẹ đẻ


Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chó mẹ sinh nở thì bạn cần phải x.ác định được rằng khi nào chó con sẽ được sinh nở. Bạn cần phải ghi chép cẩn thận thời gian chó phối giống là khi nào để tính ngày chó đẻ, thường thì ở chó mang thai khoảng 63 ngày hoặc cũng có thể là hơn kém 3, 4 ngày thì chó mẹ sinh đẻ.
Chúng ta phải nhận biết được những dấu hiệu của chó mẹ sắp sinh đẻ. Có thể thông qua một số các biết hiện của chó mẹ như sau : Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn, thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép.Trước sinh 2-4 giờ, chó bỏ ăn, ỉa “xón”, đái “giắt”, kêu rít, thở gấp bồn chồn cào bới có phản xạ làm”ổ đẻ”.
Thấy có mẹ có những biểu hiện như thế, cách tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị ngay ổ đẻ cho chúng, bên cạnh đó, chuẩn bị thêm những đồ dùng cần thiết có thể trợ giúp chó mẹ và chó con sinh nở một cách an toàn như, chuẩn bị cồn sát trùng , chỉ buộc, Chuẩn bị thêm nước sạch có pha chút muối loãng để chăm sóc chó mẹ sau khi sinh.

 

 

Bí quyết để huấn luyện chó thành công

1.Phải yêu thương chó
Ta phải coi chó như người bạn đồng hành, thương mến, gọi tên, vuốt ve,v ổ về, dắt chó đi chơi, đùa dỡn, tạo cho nó một sự quyến luyến vui vẻ, đẻ dể truyền cảm nhửng bài huấn luyện sau này.

2.Phải kiên nhẫn
Đó là điều kiện tiên quyết phải có để huấn luyện chó, chủ chó không được nóng tính, la mắng, đánh đập, chửi rủa, làm con chó sợ hải, không tiếp thu được bài học. Ta phải nhớ câu: MƯA LÂU THẤM ĐẤT, Hôm nay chưa được thì ngày mai ngày mốt….

3.Ra lệnh cho chó học
Lệnh ra phải: NGẮN, GỌN, RỎ RÀNG, CƯƠNG QUYẾT, CÓ UY LỰC, để bắt buộc con chó phải làm theo lệnh, không được bỏ qua, sẻ tạo cho nó tính vô kỷ luật, muốn làm thì làm, muốn không thì thôi. Giửa các lệnh, phải có một khoảng cách về thời gian, tối thiểu là 30 giây, để con chó kịp nghe và thi hành. Nểu trong 30 giây, ta ra 3.4.5 lệnh, thí con chó không nghe được gì, nên cũng chẳng làm được gì hết.

4.Thời gian học
Có thể dạy chó vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chỉ một buổi thôi. Mổi lần dạy chừng 25 phút là phải cho chó nghỉ, dạy nhiều làm chó mệt, nó sẻ chán nản, không chịu học, tạo thành thói quen làm biếng.

5.Bài học của chó
Cần dạy chó đúng theo giáo trình, từ dể đến khó, tuần tự từ bài 1..2..3..4. Không thể muốn dạy bài nào thì dậy.

6.Có thưởng có phạt
Khi thấy chó chịu làm theo bài học, ta phải vuốt đầu nó và khen GIỎI, nếu nó không chịu học, ta la lón KHÔNG, đẻ nó biết làm như thế là ta không hài lòng.

7.Phải biết tính nết từng con chó
Để khi huấn luyện, ta áp dụng từng biện pháp khác nhau, tùy theo mổi con, mới có kết quả. Nếu là chó hiền và nhát, ta phải vuốt ve, động viên, khuyến khích nó, không phạt, dùng biện pháp NHU. Nếu là con chó bướng bỉnh, không chịu học, ta phải dùng biện pháp CƯƠNG, nghỉa là phải phạt để ép buộc nó phải học cho bằng được.

8.Tuổi tác của chó
Nhửng con chó từ 6-12 tháng tuổi là dể dạy nhất. Chúng đang tuổi sung mản, lanh lẹ, khỏe mạnh, tai thính, thông minh, hăng say và vui vẻ. Nhửng con chó trên 2.3.4 tuổi sẻ học châm chạp hơn, tai nghe châm, đi lại không hăng hái, khó dạy hơn.

9.Sức khỏe của chó
Có con chó ngày hôm trước học hành rất lanh lẹ, nhưng hôm nay bổng dưng nó lừ đừ uể oải, không muốn bước đi, không chịu học. Chính là vì nó đả mắc bệnh, phải cho nó nghỉ học ngay để điều trị và bổ dưởng.

10.Học ôn bài cũ
Khi dắt chó ra học,ta phải bắt nó học ôn lại tất cả các bài củ đả,rồi mới bước sang dạy bài mới. Sự học đi học lai bài học sẻ giúp cho chó nhớ bài nhiều hơn.