Giống chó poodle có bộ lông xoăn và dài nên cần chăm sóc bộ lông cẩn thận, tránh tình trạng lông bết bẩn.
– Tuy có bộ lông dài, song poodle chịu lạnh kém, cần có chỗ ở ấm về mùa đông. Chỗ ở sạch sẽ, thoáng, và không ẩm ướt để giữ gìn bộ lông cho chó và tránh bênh về hô hấp
Bình thường nên tắm cho chó 1 tuần 1 lần. Thời tiết lạnh thì 2 tuần 1 lần. Tắm xong lau khô và dùng chả chải lông cho chó. Hàng ngày nên chải lông cho chó 1 lần/ngày, hoặc 2 ngày 1 lần do giống chó poodle rụng lông rất ít.
Trong 4 tháng đầu, bộ lông chưa xoăn vào nếp, cần thường xuyên chải lông cho chó, tránh bị bết.
Bộ lông giống chó poodle cần được cắt tỉa từ 2 – 4 tháng 1 lần. Tùy từng bạn thích lông dài ngắn khác nhau mà cắt vào thời gian hợp lý. Tuy nhiên theo VietDVM.com các bạn nên tỉa lông cho chó 3 tháng/lần.
– Hoạt bát hơn, thích gần chó đực, hoặc nhảy lên người chó khác
– Ngoài ra có thể biểu hiện kém ăn hơn
* Biểu hiện với chó đực:
– Tuổi bắt đầu từ 10-12 tháng
– Rụng lông, thay lông bóng mượt
– Đái dắt, đái nhiều lần, nhiều chỗ để hấp dẫn chó cái
– Lòi dương vật ra ngoài, thích cưỡi lên người chó khác
Làm gì khi chó động dục?
– Nếu chó ăn ít có thể cho ăn thành nhiều bữa, bổ sung thêm khoáng, đạm, vitamin…
– Tránh gây stress: chuyển chủ nuôi, chuyển chỗ ở…
– Chơi cùng chó, âu yếm, vuốt ve chó.
– Với chó cái bỏ kỳ kinh đầu tiên, bắt đầu phối từ kỳ thứ 2 (đảm bảo chó thành thục về tính cách và cơ địa)
– Nếu không có mục đích sinh sản có thể triệt sản tránh được bệnh về sinh sản: ung thư tử cung, ung thư dịch hoàn (tuy nhiên thì với Poodle ta thường không làm).
Chú ý:
– Chó hay bỏ đi chơi xa, dễ mất thất lạc
– Dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh nên thấy chó bỏ ăn, giảm ăn cần kiểm tra sức khỏe tổng thể.
Chó poodle của bạn bị bạc lông? – Nhiều bạn đặt ra câu hỏi này, và không rõ ràng, liệu có tình trạng này xảy ra với poodle không? – Ngay cả tôi, khi nuôi cũng không rõ ràng vấn đề này, vì biểu hiện thường ít rõ ràng và gặp không thường xuyên. Sau khi tìm hiểu nhiều tài liệu, đồng thời trao đổi kinh nghiệm với những người nuôi poodle cả trong và ngoài nước, hôm nay, tôi chia sẻ với các bạn vấn đề chó poodle bị bạc lông.
1. Chó Poodle bị bạc lông là gì?
Khái niệm này có thể hiểu một cách đơn giản là sự thay đổi màu lông trên chó poodle. Như các bạn đã biết, poodle có một số màu lông khá rõ ràng : đen, nâu đỏ, trắng,… tuy nhiên, sau một thời gian nuôi và chăm sóc, màu lông sẽ thay đổi. Sự thay đổi có thể là nhạt màu hơn, hoặc chuyển từ màu này qua màu khác. Một vài trường hợp thường gặp nhất là:
– Lông nâu đỏ thành màu vàng mơ (nhạt màu hơn).
– Lông đen tuyền thành lông xanh đen.
– Lông vàng mơ thành vàng – xám.
Và một số trường hợp khác không phổ biến nữa. Một số trường hợp (đã gặp) các bạn còn thấy màu lông khác rất nhiều so với lúc mới sinh. Vậy tại sao lại xảy ra những trường hợp này?
2. Nguyên nhân khiến poodle bị bạc lông là gì?
Qua trao đổi trực tiếp với những người nuôi chó poodle nhiều kinh nghiệm (kể cả trong & ngoài nước), có 4 nguyên nhân chính dẫn tới việc thay đổi màu lông trên chó poodle.
– Nguyên nhân đầu tiên có thể nói do môi trường: Màu lông đen bị bạc, màu nau đỏ trở thành vàng…. Do chó thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp (chỗ nhốt chó, xích chó không phù hợp hoặc chó thường tắm nắng…) Hoặc nguyên nhân có thể do môi trường bụi bặm, vấn đề này ở Việt Nam thường gặp những gia đình gần đường khói bụi, những nơi đang làm đường, giao thông, không khí bị ô nhiễm.
– Do quá trình tăng trưởng và phát triển của lông chó : Trong suốt 3 quá trình (tăng trưởng, nghĩ ngơi, giải phóng) thì lông chó liên tục phát triển, thay đổi và lông mới sẽ thay thế lông cũ. Trong một số trường hợp quá trình lông mới mọc ra chậm hơn so với việc thoái hóa của lông cũ, lông cũ không còn được nuôi dưỡng và giữ màu như cũ dẫn tới việc thay đổi màu.
Tuy nhiên sự thay đổi này thường không diễn ra ngay và rõ ràng, sự thay thế lông này rất từ từ, nên khó để nhận ra được quá trình này.
– Do di truyền – Gen : Một số cá thể mang trong người gen (G Locus), khi có đột biến gen này, màu lông chó (nâu, đen,..) sẽ dần dần thay đổi màu lông khi chúng lớn lên. Sự thay đổi màu lông có thể bắt đầu từ tháng thứ 2-3 và sẽ kết thúc khi chó trưởng thành (một số diễn ra suốt cuộc đời).
– Do chăm sóc : Sử dụng sai một số loại sữa tắm: trên thị trường có nhiều loại sữa tắm riêng biệt cho từng giống chó: cho chó lông trắng, cho chó lông màu nâu đỏ, ….. Khi sử dụng sai hoàn toàn có thể thay đổi màu lông.
Không đảm bảo dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng tới màu lông của poodle.
Tuy nhiên, toàn bộ sự thay đổi màu lông này đều không rõ ràng, quá trình này diễn ra từ từ không đột ngột, nên bạn phải thật chú ý thì mới có thể nhận ra được.
Tới đây, có thể các bạn sẽ thắc mắc có cách nào khắc phục tình trạng này không? – Hãy cùng tìm hiểu phần 3 – chia sẻ một số kinh nghiệm khắc phục vấn đề này.
3. Kinh nghiệm khắc phục chó poodle bị bạc lông.
Ngoại trừ một số nguyên nhân do di truyền (gen) là chúng ta chưa can thiệp được, hãy tác động vào chăm sóc, nuôi dưỡng để có thể khắc phục tình trạng này.
– Tránh cho chó tiếp xúc với anh nắng mạnh, trực tiếp, nên cho chó ra ngoài lúc thời tiết mát mẻ, khi ánh nắng đã đỡ gắt, thời tiết không quá nóng. Tránh những nới quá bụi bặm, khói bụi,…
– Sử dụng đúng loại sữa tắm cho từng loại poodle: Màu nâu đỏ hãy dùng sữa tắm cho chó lông nâu đỏ, màu trắng hãy dùng sữa tắm cho chó lông trắng, màu lông bò sữa hãy dùng loại mượt lông,….. tránh dùng chung lẫn lộn.
– Đảm bảo dinh dưỡng cho poodle. Quá trình này cũng khá phức tạp, phụ thuộc khả năng hấp thu từng cá thể. Nhưng có một số việc chung các bạn cần làm: tẩy giun sán, bổ sung chất dinh dưỡng, canxi,…
“Kinh nghiệm một số bạn chia sẻ: cho poodle ăn trứng vịt lộn : 1-2 quả/ tuần : lông sẽ mượt hơn, hoặc một vài bạn nuôi GSD (becgie đức) – chia sẻ với các bạn nuôi poodle nâu đỏ : cho ăn bí đỏ sẽ giúp dậy màu lông…”
Hy vọng với thông tin & kinh nghiệm có thể giúp các bạn trong quá trình chăm sóc lông cho poodle và rõ ràng hơn về tình trạng poodle bị bạc lông.
Đặt tên cho chó poodle thế nào cho thật hay, những cũng phải thể hiện được cá tính và thật “ngầu” nhưng cũng phải phù hợp với giới tính của chó cũng là việc cực kỳ “hại não” với mỗi bạn khi mới mua poodle hoặc chuẩn bị mua chó.
Hãy cùng điểm một số tên cho chó poodle vừa tây – vừa ta, hay tên cho giống chó poodle đực, hay giống chó poodle cái sao cho thật dễ thương nhé.
Đặt tên cho chó poodle cũng cần có một số điều cần lưu ý : Đặt tên chỉ một hoặc hai âm tiết (mít, misa, mực,…) không nên đặt tên quá dài, vì tên chó sẽ sử dụng rất nhiều đặc biệt trong quá trình huấn luyện chó sau này.
Tránh đặt tên chó trùng tên người (đặc biệt là tên hàng xóm, người nhà…) hoặc trùng với tên gọi ở nhà của bé nhỏ hàng xóm… Tránh phiền toái, mẫu thuẫn hàng xóm.
Chỉ dùng 1 tên cho chó từ khi bắt đầu gọi. Và nên nghĩ cho chó nhà mình một tên thật đặc biệt, tránh những tên quá quen thuộc: cún, milu, mic, … gây nhàm chán và dễ nhầm lẫn với các con chó khác.
1. Đặt tên cho chó poodle dựa vào màu sắc:
– Vàng (nghe cứ có cảm giác như con vàng trong Lão Hạc, hơi buồn)
– Bạch (trắng)
– Đen
– Mực
– Nâu
…….
2. Đặt tên theo ngoại hình của poodle
– Xoăn
– Bông
– Ú
– Béo / Bếu
– Gấu
– Lợn
……
3. Đặt tên tiếng anh cho chó poodle
– Misa
– Ben
– Bin
– Bon / Bon bon
– Rex (phim chó thám tử Rex rất nổi tiếng nhé).
– Max (cũng là tên một chú chó trong phim nổi tiếng).
– Lu
– Mimi
– Ken
– Roger
– Ricky
– Sunny
……………………….
4. Đặt tên poodle theo loại hoa quả
– Mít
– Quýt
– Bơ
– Chuối
– su / su su
……………………………
5. Đặt tên theo một phong cách cực kỳ khác biệt???
Hãy vứt bỏ mọi thứ quen thuộc, vứt bỏ mọi thứ giới hạn, hãy đặt tên cho chó poodle thật phá cách, thật “ngầu”. Và thể hiện cá tính của riêng bạn:
– Trời ??? – Hãy thử tưởng tượng đang đi ngoài đường và gọi to : “Trời ơi” – Chắc là “dị” lắm nhỉ.
– Ngốc
– Đần- Ngáo
– Tũn
…….
Chốt lại là tên gì thật ra thì không quan trọng với chó đâu, quan trọng là bạn thích và có ý nghĩa là được.
Chó con vừa sinh ra đã chết gây thiệt hại kinh tế cho các gia đình nuôi chó sinh sản và trang trại chó nhân giống. Mặc dù chó con (chó sơ sinh) thường không mắc bệnh truyền nhiễm: Care, parvo, viêm gan… song có rất nhiều nguyên nhân gây tử vong cho chó con.
Sau đây Voodle House chia sẻ tới các bạn một số nguyên nhân thường gặp làm chó con chết sớm sau sinh.
1. Do chó mẹ chưa biết chăm chó con
– Nguyên nhân này thường xảy ra với chó mẹ đẻ lần đầu hoặc phối giống ngay từ kỳ động dục đầu tiên. Khi đó, chó mẹ chưa thuần thục về cơ thể, thiếu kinh nghiệm và phản xạ nuôi chó con.
– Chó mẹ bị stress, thường do một vài nguyên nhân thường gặp như quá nhiều người lạ xem trong lúc sinh chó con, điều kiện sinh đẻ không tốt: quá nóng, quá lạnh… gây bất lợi có thể mất phản xạ chăm sóc con hay ức chế tiết sữa.
– Đối với các giống chó lớn, xảy ra tình trạng chó mẹ đè, giẫm chết chó con.
– Với các trang trại, có nhiều chó đẻ cùng lúc xếp chung vào cùng khu vực sẽ không thuận lợi cho các đàn chó con ra đời vì chó có bản năng tranh giành lãnh thổ gây ảnh hưởng tới tiết sữa và nuôi con.
– Chó mẹ bị bệnh trong lúc sinh: sốt cao, tiêu chảy hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây mất sữa. Sử dụng thuốc điều trị sau đẻ cũng có thể gây mất sữa. Hoặc một số bệnh về đường sinh dục: viêm vú, viêm tử cung, tim mạch, rối loạn tuần hoàn gây ảnh hưởng tới tiết sữa. Gặp khá phổ biến là tình trạng sốt sữa do mất cân bằng can-xi gây ra chó sốt cao, hoảng loạn giẫm chết chó con, xử lý bằng các truyền can-xi vào tĩnh mạch
– Chó mẹ đẻ quá nhiều: số lượng chó con một đàn trên 8 con, chó mẹ không có khả năng chăm sóc tất cả, lượng sữa đầu (kháng thể miễn dịch tự nhiên) chia ra quá nhỏ không đủ bảo vệ chó con. Lúc này chó con dễ mắc tiêu chảy, còi cọc.
Trường hợp này nên tách đàn. Với giống chó to: Great Dane, Labrador, Rottweller… 8 con.đàn, với giống chó nhỏ: Fox, tiny poodle… 4 con/đàn.
Việc nuôi bộ chó con khó đảm bảo sức khỏe cho chó.
– Chó mẹ quá già: Với các giống chó to GSD, Labrador… trên 5 năm và giống chó nhỏ: Nhật, Chihuahua… trên 7 năm. Lứa tuổi này chó mang thai, sinh nở, tiết sữa, nuôi con rất kém, vụng về, lú lẫn.
– Phối giống cận huyết cũng gây ra hiện tượng quoái thai, chó con ra đời yếu, đề kháng kém do gen di truyền.
– Do chăm sóc chó mẹ sau sinh không đúng kĩ thuật, không đủ dinh dưỡng, vitamin. Hoặc vận chuyển chó mẹ trước sinh quá xa gây lắc lư mạnh, sóc, nảy.
Lưu ý: Một số trường hợp chó mẹ trở nên hung dữ sau sinh. Trường hợp này không nên can thiệp, để chó yên tĩnh và cách ly với người lạ để tránh bị tấn công.
2. Do chó con
– Chó con sau sinh quá yếu không thể lấy được sữa đầu do chó chó là loài đa thai, bể sữa không chứa được lượng lớn sữa nên dù chó mẹ có khỏe và đầy đủ sữa, chó con vẫn không lấy được sữa.
– Chăm sóc chó con không đúng kỹ thuật: Chủ chó cho chó con uống thêm sữa bò gây ra tình trạng không bú hoặc giảm bú sữa mẹ. Hậu quả là chó thiếu kháng thể phòng chống bệnh và thiếu dinh dưỡng.
– Ổ đẻ có quá nhiều thứ: rơm rạ, vải vóc, đệm mút, chó con bị vùi lấp không tìm được vú mẹ nhiều giờ, đói, yếu và tử vong.
– Chủ chó dùng bóng sưởi, lò sưởi nhưng để quá gần, làm chó con bị cảm nóng ngay cả trong mùa đông.
Lưu ý: Nhiệt độ đẻ tốt nhất từ 24 – 26 độ C
– Một số giống chó phải cắt đuôi: Doberman, Phốc… làm sai thao tác nên gây viêm, hoại tử, nhiễm trùng gây tử vong ở chó con
Trên đây Voodle House đã chia sẻ tới các bạn một số nguyên nhân thường gặp gây tử vong ở chó con – chó sơ sinh. Hy vọng các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc chó của mình.
Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.
Dưới đây là chế độ ăn điển hình cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi, nắm được chế độ ăn cũng như những chỉ tiêu này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về việc cún nhà mình đã được chăm sóc tốt hay chưa?
Chế độ ăn cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi
1-2 giọt kháng sinh tổng hợp (Tetracillin…) trong vòng 3-4 ngày liền
Tăng 5-7 lần
Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.
Thức ăn chủ yếu của cún giai đoạn này là sữa mẹ
Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh, chỗ ở, ăn uống…thì việc phòng bệnh cho cún cũng vô cùng quan trọng.
Ngoài việc cho cún bú sữa đầu để tăng cao sức đề kháng, chúng ta cũng cần có những tác động để giúp cún phòng các bệnh nguy hiểm vì ở tuổi này, cơ thể cún còn rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu cún không được bú sữa đầu, ta nên bố trí tiêm phòng vaccine sớm cho cún 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Song song với các bệnh truyền nhiễm thì ta cần giúp cún phòng các bệnh ký sinh trùng như ve,ghẻ, giun, rận…Dưới đây là liệu trình tẩy giun cho cún các bạn có thể tham khảo thêm:
Lịch tẩy giun cho cún
Tuổi
Lần tẩy giun
2 tuần tuổi
Lần 1
4 tuần tuổi
Lần 2
6 tuần tuổi
Lần 3
8 tuần tuổi
Lần 4
Mỗi 1 tháng
Tẩy định kỳ 1 lần/ tháng
Chăm sóc khác
Bên cạnh các vấn đề chính như ăn uống, bệnh tật, vệ sinh thì bạn cũng nên để ý tới việc giúp cún hòa nhập với môi trường sống.
Cho cún làm quen với con người và các “bạn cún” khác trong nhà từ tiếng động, cách vuốt ve, ôm ấp chúng…cho đến việc cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này. Như trên chúng tôi đã nói, dù việc cho cún làm quen môi trường mới, “bạn” mới là rất tốt nhưng không được quá đột ngột, sẽ làm cho cún dễ bị stress.
Như vậy, cún con giai đoạn bú sữa rất yếu nên rất cần được chăm sóc cẩn thận. Sự quan tâm đúng mực cùng với 1 chút kinh nghiệm, kỹ thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong việc chăm sóc cún khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng sau này.
Chó con giai đoạn bú sữa có sức đề kháng rất thấp, nếu bạn không nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cún rất dễ mắc bệnh hay rất khó tăng cân như bình thường.
Bởi vậy, đây là giai đoạn tiền đề để cún phát triển về sau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các công việc, các kỹ thậu cơ bản để bạn có thể chăm sóc cún tốt nhất trong gia đoạn này.
Bạn cần chuẩn bị cho cún những gì:
Chỗ ở:
– Thoáng mát vào mùa hè, ấm và kín gió vào mùa đông, đủ ánh sáng. Có chỗ ngủ, vệ sinh cố định .
– Tránh xa: dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc.
– Tránh vị trí cao như cửa sổ, cầu thang… để đề phòng cún rơi từ trên cao xuống.
– Tránh xa điều hòa, quạt.
Dụng cụ: ngoài những đồ dùng cơ bản, bạn nên chuẩn bị thêm cho cún 1 số vật dụng cần thiết như bình sữa hay bát ăn, bát uống nước…
Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:
Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.
Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.
Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Khi cún cái đền ký lấy giống (salo) được 5 ngày thì anh chị em có thể mang cún qua trại. Bạn cũng có thể yêu cầu trại cử người đến tận nơi đón cún. Sau khi chó cái poodle về trại sẽ được kiểm tra sức khỏe sinh sản.
BƯỚC 2: LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐO RỤNG TRỨNG
Đo rụng trứng xác định thời điểm phối kết hợp phân tích số lượng cũng như sức khẻo của cún hiện đã và đang áp dụng tại VOODLE HOUSE cho những kết quả rất chính xác về thời điểm cũng như số lượng trứng đạt tiêu chuẩn để thu tinh từ đó đưa được ra những kết quả giúp anh chị em chọn lựa số con cho mỗi đợt nhân giống tốt hơn. Khi sức khỏe của cún đảm bảo cho việc mang bầu của chúng bước tiếp theo sẽ là việc đo rụng trứng
Kiểm tra chu kỳ rụng trứng của cún
Lấy dịch trứng phân tích số lượng trứng thời điểm hiện tại
Quá trình lập đi lập lại ít nhất 3 lần/ngày, 3 ngày/chu kỳ
BƯỚC 3: HƯỚNG DẪN CHỌN ĐỰC PHỐI
Tùy size và màu sắc của chó poodle cái, mà trại sẽ tư vấn lựa chọn đực phù hợp cho anh chị em. Anh chị cũng có thể tự chọn theo sở thích và hiểu biết của mình.
BƯỚC 4: QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG
Quy trình phối giống của trại có 1 không 2 trong làng chó việt nam với các bước thực hiện như sau:
Bước 1️⃣ Nhận và đánh giá sơ bộ tình hình sức khỏe của chó poodle cái
Bước 2️⃣ Kiểm tra sức khỏe sinh sản của chó poodle cái
Bước 3️⃣ Spa tắm rửa sạch sẽ chuẩn bị cho phối giống
Bước 4️⃣ Đo rụng trứng xác định số trứng và ngày phối giống
Bước 5️⃣ Tiến hành phối giống nước 1 và nước 2 cho chó poodle cái
Bước 6️⃣ Test trứng để biết đã thụ tinh hay chưa để thông báo chủ đến đón chó về
Phối giống chó poodle tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc chưa thực sự đồng nhất và có quy mô, các trại thường tự phát cũng như có 1 đến 2 con giống tàm tạm có khách thì phối không thì thôi. Tình trạng đó dẫn đến việc lai tạp poodle rất lớn. Bạn sẽ không hề ngạc nhiên khi thấy 1 chú poodle lai bắc kinh, lai nhật, lai phốc sóc… Voodle House với 10 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ đem đến cho bạn những chú poodle thuần chủng và khỏe mạnh nhất.
pHỐI GIỐNG CHÓ POODLE
Tât cả các con giống trên sẽ làm nhiệm vụ duy trì phát triển, nâng cấp dòng có poodle Việt Nam lên 1 tầm cao mới. Hiện tại đã và đang có những con giống đủ thể lực cũng như sức khẻo, chất lượng tinh trùng để phối giống poodle cho các em cái tại Hà Nội.
LÝ DO LỰA CHỌN VOODLE HOUSE
Poodle đực giống được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên kinh nghiệm về lĩnh vực phối giống của Voodle
Các con giống được nuôi dưỡng trong khoa học đảm bảo phẩm chất tốt, có máy móc, công nghệ cũng như nhân viên chăm sóc trực tiếp
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp các bé phát triển cũng như duy trì thể trạng cực tốt
VOODLE HOUSE nổi tiếng về công nghệ phối giống đạt tỷ lệ đậu lên đến 100%
Hỗ trợ đầu ra cho chó con là sản phẩm của VOODLE HOUSE
Check thông tin con giống trực tiếp trên website, phả hệ chó con xuất phát tại trại.
🔺 Phối giống #CẦN có quá trình, trải qua #6_BƯỚC quan trọng:
Bước 1️⃣ Nhận và đánh giá sơ bộ tình hình sức khỏe của chó poodle cái
Bước 2️⃣ Kiểm tra sức khỏe sinh sản của chó poodle cái
Bước 3️⃣ Spa tắm rửa sạch sẽ chuẩn bị cho phối giống
Bước 4️⃣ Đo rụng trứng xác định số trứng và ngày phối giống
Bước 5️⃣ Tiến hành phối giống nước 1 và nước 2 cho chó poodle cái
Bước 6️⃣ Test trứng để biết đã thụ tinh hay chưa để thông báo chủ đến đón chó về
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để đặt lịch cho bé cái nhà bạn.