Hướng dẫn sử dụng lược chải lông chó mèo

Hướng dẫn sử dụng lược chải lông chó mèo

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lược chải lông cho chó mèo. Việc lựa chọn lược chải đúng loại dành cho cún nhà bạn, giúp cho cún nhà bạn cảm thấy thoải mái. Ngoài việc lựa chọn đúng loại lược, cách chải lông đúng cách cũng là điều bạn cần quan tâm. Dưới đây là những bước chải lông dành cho cún đúng cách.

Không có mô tả ảnh.

Bước 1: Sử dụng găng tay chuyên loại bỏ lông cho cún, loại bỏ bớt lông rụng của cún.

Bước 2: sử dụng lược gỡ rối, tách những đám lông bị rối, dùng kéo cắt bỏ những đám lông bết không thể phục hồi. Bước này các bạn nên làm thật cẩn thận, chải từng chỗ nhỏ, rẽ lông đều như vậy sẽ không làm cho chú cún của bạn bị đau. Bước chải này, các bạn phải chải lông lần lượt từ đầu, phần lông mày, cổ, lưng, ngực cho đến 4 chân của cún.

Bước 3: Dùng lược có răng dày hơn để chải lông cho cún. Loại lược này sẽ giúp lông của chú cún bông hơn và không bị bết dính. Trong khi chải lông cho cún, các bạn cần chú ý chải dọc theo chiều lông mọc hoặc chải thẳng (không nên chải ngược). Lựa chọn loại lược răng mềm để chải lông cho cún (tránh bị xước da của cún).

Bước 4: dưỡng lông cho cún, sau khi đã làm bông lông của cún các bạn nên bôi dầu dưỡng vào lông cho cún. Như vậy sẽ giúp lông của cún mềm hơn, không bết dính và loại bỏ mùi hôi trên lông của chúng.

Trong hình ảnh có thể có: giày

4. Mua lược chải lông cho chó ở đâu là tốt nhất?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chỗ bán lược chải lông cho chó mèo. Tuy nhiên, không phải chỗ nào cũng bán hàng đúng và chính hãng. Nếu sử dụng hàng nhái, chẳng những không chải được lông còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cún.

Để mua những chiếc lược chải lông tốt cho cún, các bạn nên đến các cửa hàng chuyên buôn bán đồ dành cho cún để tìm mua. Voodle House với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán- phối giống- spa poodle – sẽ cung cấp cho bạn những phụ kiện chất lượng với giá cả hợp lí nhất.

Không có mô tả ảnh.

Lựa chọn lược chải lông chó như nào cho hợp lý?

  • Nên sử dụng loại lược có tay cầm, sẽ dễ dàng chải lông cho chó hơn.
  • Lựa chọn đúng loại lược chuyên dành cho lông của chú cún mà bạn đang nuôi.
  • Không nên lựa chọn loại lược giá rẻ (rất nguy hiểm cho sức khỏe cho chú cún của bạn).
  • Lựa chọn lược chải lông của những hãng nổi tiếng và được nhiều người tin dùng.
  • Lựa chọn loại lược chải có đầu lông mềm, không nên chọn loại đầu cứng (loại đầu xứng dễ làm xước da của cún, dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng ở cún).
  • Lựa chọn size của lược phù hợp với kích thước của chú cún nhà bạn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về lược chải lông cho chó mèo. Để biết thêm nhiều thông tin và cách chăm sóc cho những chú cún, các bạn đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé. Chắc chắn sẽ có rất nhiều thông tin vô cùng thú vị và bổ ích đối với những người nuôi chó mèo.

Cách cắt tỉa lông chó Poodle tại nhà

Poodle là giống chó rất ít bị rụng lông, một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị dị ứng với lông chó. Rất nhiều trường hợp ghi nhận bị dị ứng với những giống chó khác, nhưng hoàn toàn cảm thấy thoải mái với poodle. Lông poodle xoăn, chắc và dày đặc, có thể được cắt, tỉa bớt hoặc “thiết kế” thành những style cực kỳ độc và bắt mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cắt tỉa lông chó Poodle tại nhà. 

Cách Cắt Tỉa Lông Chó Poodle

Việc chải chuốt lông cho poodle không không quá quá vất vả. Nếu bạn muốn bộ lông em poodle luôn mượt mà bóng bẩy, bạn cần chải chuốt, cắt tỉa và chăm sóc lông thường xuyên. Bạn có thể chỉ cần đi spa 3 – 6 tháng một lần, nhưng bé poodle của bạn sẽ cần được chải chuốt và chăm sóc lông 3 – 6 tuần / lần, hoặc có thể nhiều hơn.

1. Cạo Lông Máu Cho Chó Poodle

Có nhiều cách rất đơn giản để tạo kiểu lông vừa đẹp, vừa chải chuốt hơn. Cách mà những người nuôi poodle hay làm nhất là cạo lông máu, tức lớp lông đầu tiên của bé Poodle. Thời điểm cạo lông máu tốt nhất là khoảng 2 tháng tuổi, tức ngay sau khi đón bé về nhà mới. Lớp lông đầu tiên của Poodle thường dài, mềm nhưng không xoăn và rối nên nhìn rất “luộm thuộm”. Sau khi cạo lớp lông đầu tiên, lớp lông thứ 2 sẽ mọc lên sau khoảng 1 tháng. Lông sẽ xoăn hơn, dày ít rụng hơn nên rất dễ chăm sóc. Dễ chăm sóc không có nghĩa là không cần chăm sóc và chải chuốt thường xuyên. Ngay cả khi cắt ngắn, em poodle của bạn vẫn cần phải được chải lông, cắt tỉa mỗi 3 – 6 tuần để giữ cho lông sạch đẹp và không bị rối.

2. Cắt Tỉa và Tạo Hình Lông Chó Poodle

Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên đưa em poodle đến 1 tiệm pet chuyên chăm sóc, cắt tỉa lông cho chó. Tuy nhiên nếu bạn có thời gian và muốn tự tay chăm sóc lông cho em poodle của mình, bạn sẽ cần 1 bộ dụng cụ bao gồm: kéo, lược, tông đơ và, tốt nhất, nên có thêm 1 cuốn sách hoặc video dạy cắt tỉa lông cho poodle. Dưới đây là 1 video dạy tỉa lông cho poodle mà bạn có thể học theo:

3. Chăm Sóc Lông Hàng Ngày

Ngay cả khi em poodle được cắt tỉa và chăm sóc lông một cách chuyên nghiệp, bạn vẫn nên chải lông mỗi 2 ngày / lần. Bởi poodle không giống các giống chó khác, bộ lông xoăn và dày khiến các sợi lông rất dễ bị bết và rối vào nhau. Chải chuốt thường xuyên sẽ giúp chúng luôn mượt mà. Bên cạnh đó, việc tắm 1 tuần 2 lần cũng rất cần thiết để giữ cho bộ lông luôn sạch sẽ, đặc biệt với những em poodle sống trong nhà.

Nhiều em poodle thường xuyên bị chảy nước quanh mắt, làm ướt và bẩn vùng lông quanh mắt. Với những em cún này, bạn nên lau vùng lông quanh mắt hàng ngày vào mỗi buổi sáng, bằng khăn mềm và nước ấm, giống như rửa mặt vậy.

Lưu Ý Khi Nuôi Chó Toy Poodle

Bạn đang chuẩn bị nhận nuôi một chú chó Toy Poodle? Bạn lo lắng không biết giống chó bé nhỏ này có thể gặp vấn đề gì về bệnh tật khi nuôi. Trên các mạng xã hội có quá nhiều thảo luận và bạn hoang mang vì không biết đâu là bệnh tật và cách chữa bệnh thật sự. Vậy thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để biết những bệnh thường gặp của Toy Poodle  và cách xử trí khi gặp phải.

1. Nấm vảy gầu ở Toy Poodle

Đối với chó lông xù thì vảy gầu là điều hiển nhiên gặp phải đầu tiên với Toy Poodle. Chúng có thể bị bất cứ lúc nào nếu lông không sạch sẽ và dễ bị mắc nấm từ gàu trên lông xù. Đa số Toy Poodle đều sẽ bị và khó lòng tránh khỏi trừ khi cạo lông chúng vào mùa hè.

Khi gặp nấm vảy gầu, các sen nên làm sạch lông của Toy Poodle  bằng cách tắm cho chúng mỗi ngày để hạn chế tối đa sinh sôi của nấm làm ngứa chú cún cưng của bạn. Những giai đoạn thời tiết nồm ẩm tốt nhất nên dùng máy sấy ấm để làm khô lông và chải lông thường xuyên. Cũng không nên quá lo lắng vì đây là tình trạng bệnh phổ biến ở Toy Poodle nên chỉ cần giữ sạch sẽ là sẽ bớt nấm và không gây ngứa thêm cho Toy Poodle.

2. Viêm họng ở Toy Poodle

Viêm họng là một bệnh khá phổ biến khi Toy Poodle  được sống ở Việt Nam với thời tiết nhiệt đới gió mùa. Bản chất nguồn gốc của Toy Poodle  khi ở phương Tây có thể chịu quen môi trường sống ôn đới nhưng với thời tiết thất thường như Việt Nam thì chúng dễ bị nhiễm lạnh và viêm phổi hay viêm họng. Hậu quả là bạn sẽ thấy chú cún của mình thường xuyên ho khan ốm yếu.

Khi này hãy cho Toy Poodle  uống bổ phế hoặc Siro gừng giống như chữa viêm họng ở trẻ nhỏ. Nếu cún của bạn vẫn liên tục ho trong thời gian dài thì bạn có thể đưa chúng đến bác sĩ khám để có cách chữa hợp lý hơn.

3. Toy Poodle thường biếng ăn

Biếng ăn là một tật khó bỏ ở Toy Poodle vì chúng rất nhỏ mà còn lười vận động nên chúng sẽ hay biếng ăn khi đến bữa. Vậy nên nếu gặp phải tình trạng Toy Poodle  bỏ ăn thì cũng không lấy làm ngạc nhiên hay sợ hãi vì lo chúng bị bệnh gì. Chúng chỉ là biếng ăn và bạn cần có một vài biện pháp để kích thích chúng ăn uống trở lại. Cụ thể như:

  • Cho uống men tiêu hóa
  • Cho Toy Poodle vận động nhiều hơn
  • Giảm số bữa để cho Toy Poodle ăn theo nhu cầu

Trên đây là các tình trạng khá phổ biến xảy đến với Toy Poodle  khi sống với người ở Việt Nam. Hầu hết các bệnh lý đều dễ chữa vì thế khi gặp phải hãy bình tĩnh xử trí để bảo vệ sức khỏe chú chó của mình nhé!

Nguyên Nhân Khiến Poodle Rụng Lông

Poodle là giống chó vốn được yêu thích bởi bộ lông xù khá đáng yêu. Tuy nhiên cũng như các giống chó khác, Poodle cũng rụng lông theo chu kì. Đôi khi rụng lông cũng là một biểu hiện của bệnh lý. Nếu thấy cún cưng nhà bạn rụng lông bất thường như rụng quá nhiều so với bình thường, rụng từng mảng hay vừa rụng vừa ngứa thì có thể cún nhà bạn đang cần được giúp đỡ về vấn đề sức khỏe. Cùng tham khảo những nguyên nhân khiến Poodle rụng lông để xem cún nhà bạn có đang khỏe mạnh hay không nhé.

Poodle rụng lông do dị ứng

Nguyên nhân này khá phổ biến và thường gặp ở Poodle. Dị ứng xảy ra có thể là do môi trường có phấn hoa, nấm mốc, bọ ve trong bờ bụi hoặc do kí sinh trùng trên da như bọ chét, ve gây nên. Ngoài ra, dị ứng cũng có thể đến từ chính thức ăn của cún. Khi dị ứng cún có biểu hiện cắn phá lung tung, gãi nhiều hơn bình thường và tất nhiên cún sẽ bị rụng lông. Với trường hợp Poodle nhà bạn bị bọ chét thường dễ phát hiện hơn, tốt nhất bạn nên có biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu bởi bọ chét và ve rất dễ lan rộng.

Poodle rụng lông do nhiễm trùng hoặc kí sinh trùng

Khi thấy Boss nhà bạn có dấu hiệu rụng lông từng mảng  vùng  xung quanh mắt, bụng, ngực thì nguyên nhân thường gặp là do các loài kí sinh trùng như ve, bọ chét. Ngoài ra khi rụng lông, vùng da của chỗ bị rụng còn có dấu hiệu bị viêm nhiễm, thậm chí đóng thành từng mảng vảy cứng. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên đưa cún của mình tới gặp bác sĩ thú y để kịp thời can thiệp.

Poodle rụng lông do bệnh cushing

Bệnh này có thể xảy ra trên bất cứ loại chó nào đặc biệt là Poodle. Bệnh cushing là bệnh xảy ra do cơ thể sản sinh ra quá nhiều hoocmon cortisol so với bình thường. Triệu chứng của bệnh là rụng lông, sạm da, bụng phình to, teo cơ và cơ yếu đi, luôn thèm ăn, luôn uống sạch nước trong bát,… chú cún ở độ tuổi trung niên rất dễ mắc loại bệnh này.

Rụng lông do di truyền

Đây là trường hợp rất ít xảy ra đối với Poodle tuy nhiên không phải là không thể. Trong quá trình phối giống và lai tạo sẽ không tránh khỏi những tác dụng phụ như rụng lông, hói đầu, hoa văn trên tai,ngực,….

Poodle rụng lông do chịu lực ma sát thường xuyên

Có một số vùng trên cơ thể chịu nhiều áp lực, sức nặng cơ thể đè lên như khuỷu chân, hông,.. là những vùng Poodle phải thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt cứng và ma sát thường xuyên khiến bề mặt da ở những vùng này có sẹo và lông tróc hết rất khó mọc lại.

Trên đây là những nguyên nhân khiến Poodle rụng lông đã được tổng hợp và tham khảo từ các chuyên gia thú y để bạn phần nào nhận biết được những biểu hiện bất thường của Boss và nhanh chóng có giải pháp để cún không bị bệnh nặng hơn và khó chịu với chính bạn nhé.

 

Các Đồ Dùng Cần Thiết Khi Nuôi Chó Poodle

1. Lồng hoặc Chuồng Nuôi

Có nhiều loại chuồng nuôi cho chó Poodle. Nên dùng nhất là loại chuồng sắt sơn tĩnh điện, loại lồng này thoáng khí nên không bị ẩm ướt và gây mùi khó chịu. Ngoài ra còn có lồng nhựa, tuy nhiên loại này bí hơn và thường chỉ được dùng để vận chuyển bé đi xa.

2. Dây dắt

Đây là thứ chắc chắn phải có rồi. Nên dùng loại đai hoặc yếm cho thú cưng. Tránh dùng loại dây dắt quấn quanh cổ dễ làm hỏng lông cổ. Nếu không để ý thắt quá chặt có thể gây ngạt thở cho bé.

3. Bát ăn

Bạn có thể tận dụng các loại bát trong nhà. Nhưng nên dùng bát đế rộng để tránh bị đổ. Bát nên làm bằng nhựa hoặc kim loại. Tránh dùng các bát thủy tinh hoặc sành sứ, khi bé nghịch ngợm có thể làm vỡ. Mảnh vỡ sắc nhọn có thể làm bé bị thương. Đã nhiều trường hợp cún bị thương rất nặng vì làm vỡ bát sành sứ.

4. Các loại đồ dùng vệ sinh và chăm sóc lông

5. Đồ chơi cho chó Poodle

Poodle rất thích vận động và chạy nhảy nhiều, vì vậy nên có đồ chơi dành riêng cho chó để giữ bé vui vẻ khi bạn không ở bên. Nên dùng các loại đồ chơi bằng cao su, tránh các loại đồ chơi bằng vải vì sẽ chẳng thể giữ được lâu.

6. Balo, túi hoặc lồng vận chuyển

Nếu đưa bé ra ngoài đi dạo với quãng đường ngắn bạn nên dùng balo hoặc túi vận chuyển. Còn nếu vận chuyển quãng đường dài, bằng xe ô tô hay máy bay thì phải dùng lông nhựa, được thiết kế dành riêng cho việc vận chuyển.

7. Lược chải lông

Việc chải lông thường xuyên cho cún giúp loại bỏ lông rụng trên cơ thể của chúng. Không chỉ vậy, việc chải lông rụng giúp lông không bám trên sàn nhà, giúp công việc dọn dẹp nhà cửa không mất nhiều thời gian.

VÌ SAO NÊN CHO BÉ YÊU CỦA BẠN NUÔI 1 CHÚ CHÓ POODLE

🐕 Poodle có thể dạy trẻ nhiều kỹ năng trong cuộc sống, giúp trẻ có trách nhiệm, tự tin hơn…, đồng thời còn là một người bạn tuyệt vời của bé
✔️1. #SỐNG_CÓ_TRÁCH_NHIỆM
Khi nuôi Chó Poodle , trẻ sẽ sớm phát triển ý thức về trách nhiệm và biết chăm sóc người khác. Thú nuôi cần được quan tâm và để mắt mọi nơi mọi lúc. Chúng phụ thuộc vào người nuôi, từ việc ăn uống đến giải trí. Những đứa trẻ nếu thích nuôi chó thường học được cách đồng cảm và từ bi. Học cách chịu trách nhiệm về một sinh vật khác sẽ giúp trẻ chăm sóc bản thân tốt hơn.

Điều quan trọng là việc sở hữu một chú chó Poodle giúp bé biết chăm sóc con vật, dần dần hình thành ý thức trách nhiệm với con vật đó. Nếu còn quá nhỏ tuổi, bé có thể giúp cha mẹ đổ đầy nước hoặc thực phẩm vào bát ăn của con vật. Khi trẻ lớn hơn, bé có thể làm được nhiều việc hơn.

✔️ 2. #SỰ_TỰ_TINKhi thành công trong việc nuôi dưỡng 1 bé Poodle, bé sẽ cảm thấy bản thân có ích. Lòng tự trọng của bé được tăng cao và bé cũng thấy tự tin hơn. Bé sẽ có cảm giác tự hào về thành tích của mình.

✔️ 3. #GIẢM_KHẢ_NĂNG_MẮC_DỊ_ỨNG_VÀ_HEN_SUYỄNKết quả công bố trên tạp chí Clinical and Experimental Allergy cho biết, những bé lớn lên với một con thú nuôi trong nhà sau này sẽ giảm một nửa khả năng mắc phải các bệnh dị ứng nghiêm trọng. Khi tiếp xúc ở mức độ vừa phải với lông vật nuôi và chất gây dị ứng khác trước một tuổi, trẻ em có xu hướng phát triển hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.

✔️ 4. #VẬN_ĐỘNG_VÀ_CHƠI_ĐÙAVật nuôi, đặc biệt là chó, cần được vận động và chơi đùa. Các hoạt động mà trẻ em tham gia với vật nuôi thường là vật lý. Nhìn chung, các gia đình có vật nuôi dành nhiều thời gian ra ngoài chơi. Ánh nắng mặt trời và không khí trong lành tốt cho tất cả mọi người. Hiểu được sự cần thiết của vận động đối với sức khỏe của vật nuôi sẽ giúp trẻ em nhận ra sự cần thiết của vận động đối với chính mình.

✔️ 5. #BÌNH_TĨNH

Một số trẻ khi ở bên vật nuôi lại cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên người khác. Giống như người lớn, trẻ có xu hướng quay sang các con vật khi cảm thấy buồn, giận dữ hoặc khó chịu. Thật kỳ diệu, những con vật nuôi sẽ mang lại cảm giác bình yên cho trẻ và chúng luôn bộc lộ một tình yêu vô điều kiện.

✔️ 6. #LÀM_GIẢM_CĂNG_THẲNG


Cùng với việc giúp trẻ bình tĩnh, chó cũng giúp trẻ giảm căng thẳng. Chỉ âu yếm chú cún cưng cũng giúp trẻ có cảm giác an toàn. Nhiều người khi buồn bực thường chơi với những con cún cưng để cảm thấy thoải mái trở lại. Chó biết lắng nghe và không bao giờ nói trở lại. Nó cũng không bao giờ đưa ra những lời khuyên mà người nói không muốn nghe. Nó chỉ đơn giản là xoa dịu cho những người đang căng thẳng.

Mặc dù mèo “đanh đá” hơn chó nhưng khi là một con thú nuôi trong nhà, nó vẫn có thể giúp ta thoát khỏi những căng thẳng không đáng có. Khi ôm một con mèo nằm cuộn tròn trên tay, vuốt ve bộ lông mềm mượt của nó, cảm giác bực bội của ta sẽ tan biến.

✔️ 7. #CẢI_THIỆN_KĨ_NĂNG_ĐỌC

Nhiều trẻ cảm thấy thoải mái khi đọc to một cuốn sách cho con thú cưng hơn là cho người khác. Có lẽ vì vật nuôi không bao giờ đánh giá, không bao giờ bắt lỗi, không bao giờ bắt đọc lại. Điểm mấu chốt để nâng cao kỹ năng đọc sách là thực hành nhiều lần. Trẻ càng đọc tốt, càng thu được nhiều điều bổ ích từ sách. Khi trẻ còn bé, tốt nhất là cho trẻ đọc to để có thể nghe được giọng đọc của mình.

✔️ 8. #TÌM_HIỂU_VÀ_HẬU_QUẢ

Chăm sóc thú nuôi có thể dạy cho trẻ em rất nhiều về hậu quả. Khi vật nuôi không được chăm sóc đúng cách, kết quả là có thật và trẻ dễ dàng nhận ra. Nếu cá không ăn, nó sẽ chết. Nếu chó không được chạy nhảy, nó dễ trở nên cáu bẳn. Khi bị ngó lơ, nó thường tìm cách giận dỗi và làm những gì đặc biệt để gây chú ý…

✔️ 9. #TÌM_HIỂU_VỀ_CAM_KẾT

Khi trẻ lớn lên cùng với một con vật nuôi, chính trẻ cũng phải có một cam kết với con vật nuôi đó. Bởi vật nuôi không phải là thứ mà trẻ có thể vất lên kệ nếu cảm thấy mệt mỏi vì phải chăm sóc. Vật nuôi cần được cho ăn, cần được tắm sạch, cần được chơi cùng và cũng cần được yêu thương mỗi ngày. Có một con vật nuôi, bé phải gắn bó và chăm sóc nó. Nuôi thú cưng dạy cho trẻ em biết cam kết và bé sẽ thực hiện thông qua các nhiệm vụ của mình.

✔️ 10. #KỶ_LUẬT

Khi lớn lên với một con vật cưng, trẻ em học được rất nhiều điều về kỷ luật. Nếu có một con chó ở nhà, bé sẽ phải học cách đào tạo và dạy thú cách lắng nghe. Khoa học chứng minh rằng có một con chó giúp trẻ em hiểu hơn về kỷ luật.

👩‍⚕️Và đặc biệt hơn là tin vui với những gia đình có trẻ bị #trầm_cảm hoặc #tự_kỉ: Theo Trung tâm Nghiên cứu Bệnh viện Đa khoa Brest (Pháp), trẻ mắc chứng tự kỷ có thể cải thiện kỹ năng xã hội nếu nuôi một con vật cưng.Vật nuôi giúp cải thiện kỹ năng phát triển, bao gồm nâng cao lòng tự trọng và sự cảm thông, tính trách nhiệm của trẻ

4 lợi ích khi nuôi thú cưng dành cho trẻ nhỏ

Không chỉ đơn giản là việc giúp trẻ nhỏ có thêm người bầu bạn, những chú thú cưng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ.

Từ xa xưa, những vật nuôi như chó, mèo…luôn được coi là người bạn thân thiết của con người. Chúng được con người nuôi dưỡng và chăm sóc, cưng nựng như một thành viên trong gia đình. Theo thống kê của Hiệp hội Nhân đạo Mỹ, 46% hộ gia đình Mỹ sở hữu ít nhất một con chó, 39% sở hữu ít nhất một con mèo, còn lại nuôi thằn lằn, vẹt, cá…

Ở Việt Nam, xu hướng nuôi thú cưng cũng đang trở nên khá phổ biến. Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì nuôi thú cưng không chỉ đơn giản là một thú vui mà nó còn là cách để những đứa trẻ của chúng ta học thêm được nhiều điều bổ ích.

1. Trẻ học được cách sống có trách nhiệm, biết yêu thương và chăm sóc

Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ sớm phát triển ý thức về trách nhiệm và biết chăm sóc người khác. Thú nuôi cần được quan tâm và để mắt mọi nơi mọi lúc. Chúng phụ thuộc vào người nuôi, từ việc ăn uống đến giải trí. Những đứa trẻ nếu thích nuôi thú cưng thường học được cách đồng cảm và từ bi. Học cách chịu trách nhiệm về một sinh vật khác sẽ giúp trẻ chăm sóc bản thân tốt hơn.

Khi sở hữu một vật nuôi trẻ không chỉ chơi đùa mà còn biết quan tâm chăm sóc chúng như cho chúng ăn, vuốt ve, trò chuyện với chúng. Chính điều này đã hình thành nhân cách sống có trách nhiệm và biết yêu thương hơn ở trẻ.

2. Giảm khả năng mắc bệnh hen suyễn, dị ứng

Các nhà khoa học của đại học Kuopio Phần Lam đã theo dõi 397 trẻ em sinh tại Phần Lan từ năm 2002 đến 2005. Trong năm đầu tiên sau khi sinh, cha mẹ sẽ lưu giữ nhật kí sức khỏe hàng tuần của bé, ghi lại các triệu chứng như ho, viêm họng, chảy nước mũi… Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bé lớn lên trong gia đình có vật nuôi ít nhiễm trùng tai 44% và ít có khả năng nhận thuốc kháng sinh 29% hơn so với những bé sống trong gia đình không có vật nuôi. Trẻ em ở những gia đình nuôi chó có tình trạng tốt hơn so với những bé sống trong gia đình có nuôi mèo: 31% các bé sống cùng chó có khả năng khỏe mạnh trong năm đầu tiên so với những bé nhà không nuôi chó, trong khi con số này với mèo chỉ là 6%.

Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian khi được tiếp xúc với vật nuôi: cho đến nay, tất cả các bằng chứng đều cho thấy để trẻ tiếp xúc sớm với vật nuôi có thể hữu ích trong việc giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng và hen suyễn. Nguyên nhân là bởi vì trong năm đầu tiên của cuộc sống, hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn đang trong quá trình nhận biết các vi sinh vật gây hại, tiếp xúc với lông động vật ở liều thấp có thể có lợi cho quá trình này.
3. Dạy trẻ biết giữ lời hứa
Hầu hết đứa trẻ nào khi nuôi vật nuôi cũng đều có cam kết với chúng. Đó có thể là lời hứa về việc chăm sóc, yêu thương vật nuôi cẩn thận, không bao giờ bỏ đói chúng hay như đánh đập chúng. Mỗi ngày thực hiện cam kết là mỗi ngày trẻ biết yêu thương, biết giữ lời hứa với vật nuôi và hình thành chữ tín trong nhân cách.

4. Hỗ trợ chữa trầm cảm, tự kỷ
Đối với những trẻ mắc chứng trầm cảm, các bác sĩ thường “kê đơn thuốc” bằng một nguyên liệu rất đặc biệt, đó là những con thú cưng. Lý do bởi vì chúng biết lắng nghe khi trẻ nói chuyện, giúp trẻ điềm tĩnh, và chiếm được lòng tin của trẻ. Cuối cùng, trẻ sẽ cảm thấy được chia sẻ để trở thành người cởi mở hơn, vui vẻ hơn và bớt nhạy cảm với các nỗi buồn hoặc sợ hãi.

Chó và ngựa là 2 loài động vật được sử dụng nhiều nhất để chữa tự kỷ ở trẻ em. Chúng giúp bệnh nhân kết nối với thế giới bên ngoài thay vì sợ sệt hoặc vô cảm với mọi thứ xung quanh. Ngoài ra, việc nuôi một con vật nuôi trong nhà, trẻ còn học được rất nhiều điều về kỷ luật, làm tăng sự tự tin ở trẻ cũng như khả năng giao tiếp. Trong khi bố mẹ vắng nhà hoặc bận việc, trò chuyện với thú cưng giúp trẻ bớt cô đơn và vui vẻ hơn.

Những lợi ích tuyệt vời mà thú cưng mang lại cho trẻ là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi cho trẻ chơi với vật nuôi, bố mẹ cần chú ý và theo sát con, nếu chỉ lơ là một chút, bé yêu của bạn cũng có thể gặp nguy hiểm.

Những điều thú cưng đang làm bạn thay đổi

Nuôi thú cưng có nhiều lợi ích lắm nhé. Thậm chí, những cô nàng, anh chàng thú cưng ấy dần dần còn thay đổi được cả cách sống cũng như quan điềm về cuộc sống của bạn một cách rất tích cực cơ!
1. Sống có trách nhiệm hơn

Khi bạn nhận nuôi một em thú cưng, bạn sẽ phải học cách chăm sóc, bảo vệ, nuôi nấng và dạy dỗ em ấy. Dần dần, suy nghĩ “phải có trách nhiệm” với những thứ mình đã chọn sẽ định hình trong bạn rõ nét hơn. Từ đó, không chỉ với thú cưng, mà với tất cả những công việc khác, bạn sẽ đều có xu hướng cố gắng hết sức và có trách nhiệm với chúng hơn.

2. Rèn luyện tính kiên nhẫn

Khi mới mang một em cún hay em mèo con về nuôi, đâu là điều quan trọng nhất? Đó chính là phải huấn luyện thú cưng thành công, để chúng quen với nhà mới, những đồ vật mới và nếp sinh hoạt mới. Công việc này đòi hỏi kha khá thời gian cũng như sự kiên trì của bạn. Mỗi ngày một chút. Đảm bảo là sau khi dạy dỗ em thú cưng của mình thành công, bạn cũng sẽ rèn luyện được kha khá tính kiên nhẫn của mình rồi đấy.

3. Hòa đồng và quảng giao hơn

Khi nuôi thú cưng, nhất định bạn sẽ phải tham gia vào một cộng đồng nuôi thú cưng để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm, để “khoe” em cún xinh đẹp đáng yêu thông minh của mình. Đăng ký họp offline với những diễn đàn thú cưng là cơ hội tuyệt vời để bạn có thêm những người bạn mới cùng sở thích. Không còn cảnh cuối tuần ngồi nhà ôm máy tự kỉ nữa nhé!

4. Sự đúng giờ

Sáng không dậy đúng giờ cho em cún hay em mèo ăn? Em cún sẽ vào tận phòng, liếm láp khắp tay chân, thậm chí là mặt bạn để đánh thức bạn dậy. Còn em mèo sẽ kêu gào (thảm thiết cực) cho đến khi bạn chịu mò dậy thì thôi (có khác gì đồng hồ báo thức không?). Đảm bảo là bạn sẽ không thể giận được đâu, vì thú cưng luôn đáng yêu kinh khủng. Ngày qua ngày, thú cưng sẽ luyện cho bạn tính đúng giờ cực chuẩn. Bye bye tính “cao su” luôn nhé.

5. Cải thiện sức khỏe

Mỗi ngày dắt em cún đi dạo một lần, hoặc đơn giản là chơi đùa với các em trong nhà thôi, bạn đã tiêu hao được một lượng calo và mỡ thừa kha khá rồi đấy. Chưa kể việc đưa em đi dạo trong công viên sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn (được vận động và hít thở không khí trong lành mà). Biết đâu lại gặp được “một nửa đích thực” cũng đang dắt thú cưng đi dạo thì sao? Tốt luôn cho cả hệ “tim mạch” nhá!

6. Giúp bạn vui vẻ và không còn stress

Bạn đi làm, đi học cả ngày về siêu mệt mỏi, đến nỗi không buồn mở mồm ra nói chuyện? Yên tâm đi, chỉ cần nhìn thấy chú cún con quẫy đuôi hay em mèo đáng yêu cứ cọ đầu vào chân bạn, đảm bảo mọi mệt mỏi, bực mình hay stress sẽ biến mất hết! Thú cưng luôn là người bạn tâm giao lý tưởng. Dù không thể nói, nhưng chúng luôn hiểu hết những điều bạn tâm sự với chúng đấy.

Cách nuôi, chăm sóc chó Poodle

Poodle là giống chó rất dễ nuôi và dễ chăm sóc. Chúng có thể sống tốt trong các căn hộ nhỏ trong thành phố và cả vùng nông thôn, miễn là chúng được ra ngoài, đi dạo và vận động thường xuyên. Chúng thích sống trong nhà cùng với gia đình, đặc biệt với Toy và Tiny Poodle có kích thước khá nhỏ, vì vậy không quá tốn diện tích khi để những em poodle này chia sẻ không gian gia đình ấm cúng.
Cách Nuôi Chó Poodle
Poodle là giống chó rất thông minh, học hỏi nhanh và dễ dàng huấn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng dễ học theo các thói quen xấu. Vì vậy, nếu mới mua một em poodle, bạn cần đặc biệt chú ý đến khâu huấn luyện để dậy chúng cách cư xử tốt, biết cách vâng lời và đặc biệt là đi “bậy” đúng chỗ.

Nhiều người thường bỏ qua khâu huấn luyện, hậu quả là sau 1 thời gian được sống trong sự cưng chiều của chủ, những em poodle này không biết nghe lời, sủa cả ngày lẫn đêm, đi bậy khắp nhà và thậm chí còn cắn chủ. Bạn sẽ chắc chắn sẽ không muốn rơi vào hoàn cảnh này!

Thức Ăn Cho Chó Poodle


Bạn có thể tự chế biến thức ăn tươi, hoặc dùng các loại thức ăn sẵn (khô hoặc ướt) dành riêng cho chó Poodle. Thức ăn tươi sẽ mất nhiều thời gian chế biến, và quan trọng hơn là khó đảm bảo được lượng dinh dưỡng phù hợp vì hệ tiêu hóa của chó rất khác so với con người.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thức ăn sẵn của các thương hiệu lớn, loại dành riêng cho chó Poodle (và các loại chó nhỏ). Những loại thức ăn này được chế biến hợp khẩu vị và dinh dưỡng cân bằng cho chó Poodle. Tất cả cũng đều có hướng dẫn cho ăn theo từng độ tuổi khác nhau.

Kiểm Soát Cân Nặng Của Chó Poodle

Poodle sẽ tăng cân nhanh nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều. Một em poodle mập mạp có thể trông rất cute nhưng nó cũng gây ra những vấn đề tai hại về sức khỏe, như hạn chế vận động, mỡ máu và tim mạch. Cho ăn đúng bữa là cách tốt nhất để “giữ dáng” cho em poodle của bạn. Không nên cho chúng ăn ngay khi chúng đòi, điều đó sẽ khiến em chó trở nên khó tính về lâu dài.

Hãy luôn giữ em poodle của bạn trong thể trạng tốt bằng cách đong đếm lượng thực phẩm hàng ngày, cho ăn 2 lần/ngày set tốt hơn là để thức ăn trong suốt cả ngày. Nếu bạn không chắc rằng liệu em cún của bạn có thừa cân hay không, bạn có thể thực hiện bài test đơn giản sau đây:

Đầu tiên, nhìn xuống lưng em chó, bạn sẽ thấy 1 vòng eo. Đặt 2 tay trên lưng ở khu vực eo, ngón tay cái để dọc theo xương sống, các ngón còn lại ôm xuống và ấn nhẹ. Nếu bạn có thể cảm thấy xương sườn, em poodle của bạn hoàn toàn bình thường. Nếu không em ấy đang thừa cân, bạn cần cho ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn. Còn nếu bạn có thể cảm nhận thấy xương sườn ngay khi đặt tay mà không cần ấn nhẹ, em poodle này đang gầy và bạn cần cho ăn nhiều hơn (chút xíu).

Tập Thể Dục Cho Poodle
Giống chó poodle nhìn chung thích vận động và chơi đùa, vì vậy bạn nên dắt em poodle của mình đi dạo thường xuyên, tốt nhất là mỗi buổi chiều. Công viên là nơi thích hợp để đi dạo. Bạn cũng nên mua 1 quả bóng hoặc xương cao su và chơi trò ném – bắt với em poodle, việc này không chỉ mang tính giải chí, nó còn là 1 cách huấn luyện để rèn luyện sức khỏe và tăng sự gắn kết với chủ.

* Một lưu ý rất quan trọng: luôn để mắt tới em poodle của bạn khi đi thể dục, tránh xa những con chó lớn và hung dữ, đặc biệt là giống pit bull, vì chúng có thể tấn công và cắn chết những chú chó nhỏ như poodle. Việc này không xảy ra thường xuyên, tuy nhiên cẩn thận không bao giờ là thừa.

Những lưu ý khi chăm sóc chó Poodle mang thai

Có nên đưa chó Poodle mang thai đến bác sĩ thú y thường xuyên?
Nếu có điều kiện thì bạn nên đưa chó Poodle đến bác sĩ thú y để thăm khám thường xuyên. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp chủ nuôi kiểm soát được mọi rủi ro trong quá trình chó Poodle mang thai.

Nên đưa chó Poodle mang thai đi thăm khám thường xuyên
Đầu tiên, sau khi phối giống khoảng 10-15 ngày, bạn nên đưa chó Poodle đến bác sĩ thú y kiểm tra xem đã chắc chắn mang thai hay chưa? Giai đoạn này, những dấu hiệu mang thai chưa rõ rệt nên chủ nuôi không thể nhận biết. Việc thăm khám sẽ cho kết quả chính xác nhất. Nhiều người không chắc chắn việc mang thai vẫn để chó mẹ chạy nhảy lung tung, gây nguy hiểm cho chó con trong bụng.

Khoảng ngày thứ 30 của thai kỳ, bạn nên đưa chó Poodle đến bác sĩ thú y để thăm khám lần tiếp theo. Lúc này, chó con trong bụng đang trong giai đoạn phát triển đầy đủ. Bác sĩ sẽ rà soát các mầm bệnh xem có mắc bệnh hay bị dị tật gì không? Bạn có thể kiểm tra luôn các chỉ số sức khỏe chó mẹ để biết cách nuôi dưỡng khi mang thai hiệu quả.

Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, bạn cũng nên đưa chó Poodle đến bác sĩ thú y để tiêm phòng vacine phòng tránh một số bệnh nguy hiểm cho chó con. Bác sĩ cũng sẽ cho chó mẹ uống thêm một số loại thuốc bổ sung vitamin, sắt, canxi để thai trong bụng phát triển đầy đủ.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho quá trình sinh nở
Thời gian mang thai của chó Poodle sẽ giao động trong khoảng 58-65 ngày. Tùy thuộc chửa nhiều con hay ít con. Khi sắp sinh, chó Poodle sẽ có những dấu hiệu rõ rệt như: đi lòng vòng đánh hơi tìm chỗ đẻ, thở dốc, dáng điệu khó nhọc, có rên rỉ, lộ rõ vẻ đau đớn, thai trong bụng động đậy có dấu hiệu dịch chuyển xuống dưới. Ngay lúc này, việc bạn cần làm là chuẩn bị ngay những vật dụng cần thiết cho quá trình sinh nở sắp diễn ra. Tránh để bất ngờ khi chó Poodle trở dạ.

Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị một phòng kín cho chó Poodle sinh nở. Phòng không cần diện tích rộng lắm. Chỉ cần yên tĩnh, kín đáo, đủ ánh sáng và không có gió lùa. Trong phòng cần chuẩn bị một hộp nhỏ để chó Poodle sinh con tại đó. Mặt hộp nên lót một lớp đệm sạch và khô ráo. Bạn nên chuẩn bị 2 tấm để thay đổi. Một tấm dùng lúc trở dạ và một tấm dùng khi đẻ xong để giữ vệ sinh sạch sẽ.

Những vật dụng bạn cần chuẩn bị cho quá trình sinh nở bao gồm: găng tay, kéo, cồn khử trùng, bông gòn, nước ấm, khăn sạch, … Nếu mùa đông thì nên chuẩn bị thêm đèn sưởi để giữ ấm cho căn phòng.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó Poodle khi mang thai
Trong quá trình chăm sóc chó Poodle mang thai, bạn nên lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bát ăn, khay uống cho chúng. Chuồng ngủ nghỉ phải đặt ở nơi khô ráo. Không ẩm thấp, nấm mốc, mát vào mùa hè nhưng ấm áp vào mùa đông. Bát ăn, khay uống nên để cách xa nơi ở. Sau mỗi lần ăn nên vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh cho cơ hội sinh sôi, nảy nở.

Lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bát ăn, khay uống cho chó Poodle khi mang thai

Ngoài ra, chó Poodle khi mang thai cũng cần được tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Bạn không cần tắm cho chúng mỗi ngày, chỉ cần 2-3 lần một tháng là được. Các loại ký sinh trùng trên cơ thể chó Poodle như: ve chó, rận, vắt, … thường hút máu để sinh sôi nên bạn cần diệt sạch chúng. Chó Poodle mang thai thì nên cạo ngắn lông vừa giữ vệ sinh sạch sẽ, các loại ký sinh trùng cũng không có cơ hội trú ẩn.