Các nguyên nhân tử vong trên chó con, chó sơ sinh

Chó con vừa sinh ra đã chết gây thiệt hại kinh tế cho các gia đình nuôi chó sinh sản và trang trại chó nhân giống. Mặc dù chó con (chó sơ sinh) thường không mắc bệnh truyền nhiễm: Care, parvo, viêm gan… song có rất nhiều nguyên nhân gây tử vong cho chó con.

Sau đây Voodle House chia sẻ tới các bạn một số nguyên nhân thường gặp làm chó con chết sớm sau sinh.

1. Do chó mẹ chưa biết chăm chó con

– Nguyên nhân này thường xảy ra với chó mẹ đẻ lần đầu hoặc phối giống ngay từ kỳ động dục đầu tiên. Khi đó, chó mẹ chưa thuần thục về cơ thể, thiếu kinh nghiệm và phản xạ nuôi chó con.

Chó mẹ đẻ lứa đầu thiếu kinh nghiệm nuôi con (Ảnh minh họa)

– Chó mẹ bị stress, thường do một vài nguyên nhân thường gặp như quá nhiều người lạ xem trong lúc sinh chó con, điều kiện sinh đẻ không tốt: quá nóng, quá lạnh… gây bất lợi có thể mất phản xạ chăm sóc con hay ức chế tiết sữa.

– Đối với các giống chó lớn, xảy ra tình trạng chó mẹ đè, giẫm chết chó con.

– Với các trang trại, có nhiều chó đẻ cùng lúc xếp chung vào cùng khu vực sẽ không thuận lợi cho các đàn chó con ra đời vì chó có bản năng tranh giành lãnh thổ gây ảnh hưởng tới tiết sữa và nuôi con.

– Chó mẹ bị bệnh trong lúc sinh: sốt cao, tiêu chảy hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây mất sữa. Sử dụng thuốc điều trị sau đẻ cũng có thể gây mất sữa. Hoặc một số bệnh về đường sinh dục: viêm vú, viêm tử cung, tim mạch, rối loạn tuần hoàn gây ảnh hưởng tới tiết sữa. Gặp khá phổ biến là tình trạng sốt sữa do mất cân bằng can-xi gây ra chó sốt cao, hoảng loạn giẫm chết chó con, xử lý bằng các truyền can-xi vào tĩnh mạch

– Chó mẹ đẻ quá nhiều: số lượng chó con một đàn trên 8 con, chó mẹ không có khả năng chăm sóc tất cả, lượng sữa đầu (kháng thể miễn dịch tự nhiên) chia ra quá nhỏ không đủ bảo vệ chó con. Lúc này chó con dễ mắc tiêu chảy, còi cọc.

Trường hợp này nên tách đàn. Với giống chó to: Great Dane, Labrador, Rottweller… 8 con.đàn, với giống chó nhỏ: Fox, tiny poodle… 4 con/đàn.

Việc nuôi bộ chó con khó đảm bảo sức khỏe cho chó.

Số lượng chó con trong 1 lứa quá nhiều
Số lượng chó con trong 1 lứa quá nhiều

– Chó mẹ quá già: Với các giống chó to GSD, Labrador… trên 5 năm và giống chó nhỏ: Nhật, Chihuahua… trên 7 năm. Lứa tuổi này chó mang thai, sinh nở, tiết sữa, nuôi con rất kém, vụng về, lú lẫn.

– Phối giống cận huyết cũng gây ra hiện tượng quoái thai, chó con ra đời yếu, đề kháng kém do gen di truyền.

– Do chăm sóc chó mẹ sau sinh không đúng kĩ thuật, không đủ dinh dưỡng, vitamin. Hoặc vận chuyển chó mẹ trước sinh quá xa gây lắc lư mạnh, sóc, nảy.

Lưu ý: Một số trường hợp chó mẹ trở nên hung dữ sau sinh. Trường hợp này không nên can thiệp, để chó yên tĩnh và cách ly với người lạ để tránh bị tấn công.

2. Do chó con

– Chó con sau sinh quá yếu không thể lấy được sữa đầu do chó chó là loài đa thai, bể sữa không chứa được lượng lớn sữa nên dù chó mẹ có khỏe và đầy đủ sữa, chó con vẫn không lấy được sữa.

– Chăm sóc chó con không đúng kỹ thuật: Chủ chó cho chó con uống thêm sữa bò gây ra tình trạng không bú hoặc giảm bú sữa mẹ. Hậu quả là chó thiếu kháng thể phòng chống bệnh và thiếu dinh dưỡng.

Cho chó con uống thêm sữa ngoài, khiến chó giảm bú sữa mẹ
Cho chó con uống thêm sữa ngoài, khiến chó giảm bú sữa mẹ

– Ổ đẻ có quá nhiều thứ: rơm rạ, vải vóc, đệm mút, chó con bị vùi lấp không tìm được vú mẹ nhiều giờ, đói, yếu và tử vong.

– Chủ chó dùng bóng sưởi, lò sưởi nhưng để quá gần, làm chó con bị cảm nóng ngay cả trong mùa đông.

Lưu ý: Nhiệt độ đẻ tốt nhất từ 24 – 26 độ C

– Một số giống chó phải cắt đuôi: Doberman, Phốc… làm sai thao tác nên gây viêm, hoại tử, nhiễm trùng gây tử vong ở chó con

Trên đây Voodle House đã chia sẻ tới các bạn một số nguyên nhân thường gặp gây tử vong ở chó con – chó sơ sinh. Hy vọng các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc chó của mình.

CHẾ ĐỘ ĂN CŨNG NHƯ CÁC CHỈ TIÊU CÂN NẶNG CỦA CÚN THEO ĐỘ TUỔI

Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:

Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.

Dưới đây là chế độ ăn điển hình cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi, nắm được chế độ ăn cũng như những chỉ tiêu này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về việc cún nhà mình đã được chăm sóc tốt hay chưa?

Chế độ ăn cũng như các chỉ tiêu cân nặng của cún theo độ tuổi

Tuổi Thức ăn Số lần ăn/ngày Thuốc Chỉ tiêu cân nặng
12 tiếng sau sinh  Sữa đầu  Không giới hạn Tùy giống
1-5 ngày tuổi  Sữa mẹ  Không giới hạn
5-14 ngày tuổi  Sữa mẹ + 2 thìa sữa bò tươi/con/ngày  Sữa bò: 1 lần 8-9 ngày cân nặng tăng gấp đôi bạn đầu
14-21 ngày tuổi Sữa mẹ + 200-300g sữa bò tươi/con/ngày + cháo gạo thịt xay 20g/con Cháo gạo: 1-2 lần/con/ngày 2 ống canxi clorua/con/ngày từ 14-21 ngày tuổi. 18 ngày tăng gấp 3,5-4 lần ban đầu.
21-30 ngày tuổi Sữa mẹ + Cháo gạo thịt xay 2 lần/con/ngày 1-2 giọt kháng sinh tổng hợp (Tetracillin…) trong vòng 3-4 ngày liền Tăng 5-7 lần

Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.

Thức ăn chủ yếu của cún giai đoạn này là sữa mẹ

Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

 

Phòng bệnh cho cún con

Phòng bệnh

Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh, chỗ ở, ăn uống…thì việc phòng bệnh cho cún cũng vô cùng quan trọng.

Ngoài việc cho cún bú sữa đầu để tăng cao sức đề kháng, chúng ta cũng cần có những tác động để giúp cún phòng các bệnh nguy hiểm vì ở tuổi này, cơ thể cún còn rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu cún không được bú sữa đầu, ta nên bố trí tiêm phòng vaccine sớm cho cún 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Song song với các bệnh truyền nhiễm thì ta cần giúp cún phòng các bệnh ký sinh trùng như ve,ghẻ, giun, rận…Dưới đây là liệu trình tẩy giun cho cún các bạn có thể tham khảo thêm:

Lịch tẩy giun cho cún
Tuổi Lần tẩy giun
2 tuần tuổi Lần 1
4 tuần tuổi Lần 2
6 tuần tuổi Lần 3
8 tuần tuổi Lần 4
Mỗi 1 tháng Tẩy định kỳ 1 lần/ tháng

Chăm sóc khác

Bên cạnh các vấn đề chính như ăn uống, bệnh tật, vệ sinh thì bạn cũng nên để ý tới việc giúp cún hòa nhập với môi trường sống.

Cho cún làm quen với con người và các “bạn cún” khác trong nhà từ tiếng động, cách vuốt ve, ôm ấp chúng…cho đến việc cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này. Như trên chúng tôi đã nói, dù việc cho cún làm quen môi trường mới, “bạn” mới là rất tốt nhưng không được quá đột ngột, sẽ làm cho cún dễ bị stress.

nuoi cun con giai doan bu sua 4

Như vậy, cún con giai đoạn bú sữa rất yếu nên rất cần được chăm sóc cẩn thận. Sự quan tâm đúng mực cùng với 1 chút kinh nghiệm, kỹ thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong việc chăm sóc cún khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng sau này.

 

Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa

Chó con giai đoạn bú sữa có sức đề kháng rất thấp, nếu bạn không nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cún rất dễ mắc bệnh hay rất khó tăng cân như bình thường.

Bởi vậy, đây là giai đoạn tiền đề để cún phát triển về sau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các công việc, các kỹ thậu cơ bản để bạn có thể chăm sóc cún tốt nhất trong gia đoạn này.

Bạn cần chuẩn bị cho cún những gì:

Chỗ ở:

– Thoáng mát vào mùa hè, ấm và kín gió vào mùa đông, đủ ánh sáng. Có chỗ ngủ, vệ sinh cố định .

– Tránh xa: dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc.

– Tránh vị trí cao như cửa sổ, cầu thang… để đề phòng cún rơi từ trên cao xuống.

– Tránh xa điều hòa, quạt.

Dụng cụ: ngoài những đồ dùng cơ bản, bạn nên chuẩn bị thêm cho cún 1 số vật dụng cần thiết như bình sữa hay bát ăn, bát uống nước…

Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:

Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.

Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.

Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

 

QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG CHÓ POODLE TẠI VOODLE HOUSE

 QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG CHÓ POODLE

BƯỚC 1: KHÁM SỨC KHỎE

Khi cún cái đền ký lấy giống (salo) được 5 ngày thì anh chị em có thể mang cún qua trại. Bạn cũng có thể yêu cầu trại cử người đến tận nơi đón cún. Sau khi chó cái poodle về trại sẽ được kiểm tra sức khỏe sinh sản.

BƯỚC 2: LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐO RỤNG TRỨNG

Đo rụng trứng xác định thời điểm phối kết hợp phân tích số lượng cũng như sức khẻo của cún hiện đã và đang áp dụng tại VOODLE HOUSE cho những kết quả rất chính xác về thời điểm cũng như số lượng trứng đạt tiêu chuẩn để thu tinh từ đó đưa được ra những kết quả giúp anh chị em chọn lựa số con cho mỗi đợt nhân giống tốt hơn. Khi sức khỏe của cún đảm bảo cho việc mang bầu của chúng bước tiếp theo sẽ là việc đo rụng trứng

  • Kiểm tra chu kỳ rụng trứng của cún
  • Lấy dịch trứng phân tích số lượng trứng thời điểm hiện tại
  • Quá trình lập đi lập lại ít nhất 3 lần/ngày, 3 ngày/chu kỳ

BƯỚC 3: HƯỚNG DẪN CHỌN ĐỰC PHỐI

Tùy size và màu sắc của chó poodle cái, mà trại sẽ tư vấn lựa chọn đực phù hợp cho anh chị em. Anh chị cũng có thể tự chọn theo sở thích và hiểu biết của mình.

BƯỚC 4: QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG

Quy trình phối giống của trại có 1 không 2 trong làng chó việt nam với các bước thực hiện như sau:

Bước 1️⃣ Nhận và đánh giá sơ bộ tình hình sức khỏe của chó poodle cái
Bước 2️⃣ Kiểm tra sức khỏe sinh sản của chó poodle cái
Bước 3️⃣ Spa tắm rửa sạch sẽ chuẩn bị cho phối giống
Bước 4️⃣ Đo rụng trứng xác định số trứng và ngày phối giống
Bước 5️⃣ Tiến hành phối giống nước 1 và nước 2 cho chó poodle cái
Bước 6️⃣ Test trứng để biết đã thụ tinh hay chưa để thông báo chủ đến đón chó về

VOODLE HOUSE – PHỐI GIỐNG CHÓ POODLE UY TÍN

Phối giống chó poodle tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc chưa thực sự đồng nhất và có quy mô, các trại thường tự phát cũng như có 1 đến 2 con giống tàm tạm có khách thì phối không thì thôi. Tình trạng đó dẫn đến việc lai tạp poodle rất lớn. Bạn sẽ không hề ngạc nhiên khi thấy 1 chú poodle lai bắc kinh, lai nhật, lai phốc sóc… Voodle House với 10 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ đem đến cho bạn những chú poodle thuần chủng và khỏe mạnh nhất.

pHỐI GIỐNG CHÓ POODLE


Tât cả các con giống trên sẽ làm nhiệm vụ duy trì phát triển, nâng cấp dòng có poodle Việt Nam lên 1 tầm cao mới. Hiện tại đã và đang có những con giống đủ thể lực cũng như sức khẻo, chất lượng tinh trùng để phối giống poodle cho các em cái tại Hà Nội.

LÝ DO LỰA CHỌN VOODLE HOUSE

  1. Poodle đực giống được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên kinh nghiệm về lĩnh vực phối giống của Voodle
  2. Các con giống được nuôi dưỡng trong khoa học đảm bảo phẩm chất tốt, có máy móc, công nghệ cũng như nhân viên chăm sóc trực tiếp
  3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp các bé phát triển cũng như duy trì thể trạng cực tốt
  4. VOODLE HOUSE nổi tiếng về công nghệ phối giống đạt tỷ lệ đậu lên đến 100%
  5. Hỗ trợ đầu ra cho chó con là sản phẩm của VOODLE HOUSE
  6. Check thông tin con giống trực tiếp trên website, phả hệ chó con xuất phát tại trại.

🔺 Phối giống #CẦN có quá trình, trải qua #6_BƯỚC quan trọng:

Bước 1️⃣ Nhận và đánh giá sơ bộ tình hình sức khỏe của chó poodle cái

Bước 2️⃣ Kiểm tra sức khỏe sinh sản của chó poodle cái

Bước 3️⃣ Spa tắm rửa sạch sẽ chuẩn bị cho phối giống

Bước 4️⃣ Đo rụng trứng xác định số trứng và ngày phối giống

Bước 5️⃣ Tiến hành phối giống nước 1 và nước 2 cho chó poodle cái

Bước 6️⃣ Test trứng để biết đã thụ tinh hay chưa để thông báo chủ đến đón chó về

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để đặt lịch cho bé cái nhà bạn.

Kinh nghiệm chăm sóc chó mẹ trong kỳ sinh sản

Để chó mẹ có một kỳ sinh đẻ khoẻ mạnh cần rất nhiều yếu tố. Thành quả của quá trình chăm sóc tốn công sức này không chỉ là đàn cún con sinh ra đẹp khoẻ mà còn hạn chế được rất nhiều vấn đề phát sinh. Như mình đã từng đề cập ở nhiều bài trước, chó mẹ có thể khó sinh vì rặn đẻ yếu, thiếu sữa hoặc dễ sốt sữa (tụt canxi huyết hay cách gọi khác sốt canxi) v.v… Trong bài viết này, mình chia sẻ vài vấn đề chính:

Sức khoẻ tiền sinh sản

Là giai đoạn trước khi phối giống 2 tháng. Đây là lúc chó mẹ lấy lại phong độ sau kỳ sinh trước. Một số giống chó như Alaska, Husky sẽ thay toàn bộ lông sau khi sinh. Chó cái giai đoạn này sẽ phục hồi gần như toàn bộ sức khoẻ bao gồm cả cơ bắp thể lực cũng như nội tiết tố.

Mình hết sức quan tâm chăm sóc chó mẹ ở giai đoạn này. Một phần là vì tình cảm: muốn bù đắp cho chú chó cưng sau một kỳ sinh đẻ vất vả. Ăn uống tốt nhất, vận động tốt nhất, tinh thần tốt nhất! Chó cái phải gần như đạt thể trạng sung mãn trước khi phối giống lứa tiếp theo.

Cơ thể chó mẹ ở giai đoạn này cần tích luỹ đầy đủ về thể chất. Khi mang thai, chó mẹ sử dụng “vốn” tích luỹ này để nuôi thai. Sau khi sinh, cùng với chế độ dinh dưỡng cho chó nuôi con thì chính nền tảng thể chất này cũng giúp chó mẹ tiết sữa nuôi con tốt nhất. Mình tự tay đỡ đẻ nên mình hiểu rất rõ chó con vừa đẻ ra khoẻ mạnh là như thế nào. Và chỉ sau 2 tuần, ngay cả những chú chó con chỉ bú mẹ rất ít cũng vẫn rất khoẻ mạnh (được bú nhiều thì tất nhiên là bụ bẫm rồi).

Chế độ mang thai

Có rất nhiều sai lầm về cách nuôi chăm chó cái sau khi phối. Mình đã từng như vậy. Trước tiên là cố gắng cho chó mẹ ăn nhiều nhất có thể, vì cứ nghĩ là ăn nhiều để nuôi thai. Sau đó là mệt mỏi trông giữ chó cái hạn chế chạy, nhảy vì sợ xảy thai.

Thực tế là, nhiều con bị nghén rất lười ăn trong khi chủ thì mong nó ăn nhiều, thật nhiều. Rồi một số con khi có thai bị “khó ở” sinh ra cục cằn, lại bị nhốt để hạn chế chạy nhảy càng thêm cáu bẳn. Ví dụ như con mẹ Alaska nhà mình, mỗi khi nó bầu đang vui đùa có khi nó cũng cắn mấy con khác.

Thai kỳ chỉ thực sự phát triển nhanh từ ngày 40 sau khi phối giống. Trước thời điểm đó mình vẫn cho chó mẹ ăn như ngày thường. Nếu nó bỏ bữa hoặc ăn ít, không vấn đề gì vì nó sẽ lại ăn vào bữa sau.

Từ 35 – 40 ngày thai kỳ, đối với những dòng chó lớn như chó kéo xe thì tốt nhất mình sẽ siêu âm để dự đoán số thai (nhỏ từ Corgi trở lại không quan trọng). Việc này để tính toán tăng khẩu phần ăn chính xác nhất. Vì nếu cho ăn nhiều quá, thai sẽ rất to và dẫn đến nhiều nguy cơ biến chứng khi khó sinh. Ở giai đoạn này, ăn tăng cường cả về chất và lượng, chia nhiều bữa trong ngày, nhưng không cho ăn quá mức cần thiết. Nếu ở giai đoạn trước khi phối chó mẹ đã có thể chất tốt thì không phải lo lắng gì cả.

Chế độ vận động khi mang thai cũng rất quan trọng. Mình từng thót tim mỗi khi thấy chó cái đang mang thai chạy nhảy, ngay cả khi nó đứng lên bằng hai chân để với ôm chủ. Càng về sau mới thấy việc này chẳng khiến dễ sẩy thai đến mức phải kìm hãm vận động. Tất nhiên, vận động mạnh là không tốt với chó mang thai. Mình vẫn dắt đi bộ tập thể dục đều đặn, cho chơi đùa thoải mái. Chỉ hạn chế tối đa: nhảy cao và leo cầu thang. Đó là hai kiểu vận động gập bụng dễ gây ra động thai, sẩy thai.

Chăm sóc sức khoẻ sau sinh

Đây là lúc sức khoẻ chó mẹ ảnh hưởng tới cả chó con. Chó mẹ khoẻ sẽ có nhiều sữa, dọn vệ sinh cho con sạch sẽ và không có bệnh truyền nhiễm cho con.

Ngay từ lúc chó mẹ dạo ổ, nó đã bỏ ăn bỏ uống để sinh con. Vì vậy việc đầu tiên khi em bé đầu tiên ra đời là mình cho chó mẹ uống nước và ăn gel dinh dưỡng. Gel dinh dưỡng là một dạng tổng hợp vitamin và chất khoáng có tác dụng hồi sức rất nhanh. Một chú ý khác là mình cố gắng túc trực ngày đêm chờ chó mẹ sinh để đỡ đẻ giúp nó, không cho ăn nhau khiến rối loạn tiêu hoá (nhau thai chứa chất thải của thai nhi và… đầy vi khuẩn ủ sẵn). Việc đỡ đẻ cũng giúp chó mẹ đỡ mất sức cắn rốn, liếm khô chó con, liếm dọn ổ để sinh tiếp. Và phòng ngừa biến chứng khó sinh, thai ngược, bị ngạt v.v…

Sau khi chó mẹ sinh xong, mình thường chỉ cho ăn đúng 1 bữa cháo thịt cho dễ ăn, dễ tiêu hoá và nhanh lại sức. Ngay sau đó là bắt đầu thực đơn hồi phục sức khoẻ và nuôi con tốt sữa (mình có chia sẻ ở bài khác).

Cuối cũng là vấn đề vệ sinh cho chó mẹ. Dùng nước ấm và khăn để lau rửa lông bị ướt bởi nước ối, sấy khô. Thường xuyên lau hoa của chó mẹ để thấm hết sản dịch thải ra. Ba ngày sau khi sinh, mình sẽ tiêm ⅔ liều kích đẻ Oxytocyn một lần nữa để tử cung co bóp đẩy hết dịch ra tránh viêm nhiễm. Một tuần sau khi sinh mới chính thức tắm rửa sạch sẽ. Sau khi sấy khô dùng nước muối sinh lý để lau lại các bầu ti đề phòng dầu tắm còn xót lại.

 

 

 

 

 

 

 

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở POODLE

Nếu bạn mua một con chó con Poodle chúng tôi khuyên bạn nên tìm một nhà lai tạo tốt , vì có như thế bạn mới tìm được chú chó cưng đảm bảo sức khỏe nhất.
Chó Poodle cũng giống như một số loài chó khác, chúng thường có vấn đề về sức khỏe . Không phải chú chó Poodle nào cũng mắc những bệnh này nhưng đây là các bệnh thường gặp ở chó Poodle mà bạn cần xem xét.

Trong hình ảnh có thể có: chó
1.Hạ huyết áp (Bệnh Addison) : Hầu hết những con chó bị chứng ốm của Addison, ăn chán chán, và thờ ơ. Bởi vì những dấu hiệu này là mơ hồ và có thể bị nhầm lẫn với các điều kiện khác, nên dễ dàng bỏ lỡ căn bệnh này như một chẩn đoán cho đến khi nó đạt đến giai đoạn tiến triển hơn. Các dấu hiệu nghiêm trọng xảy ra khi chó bị căng thẳng hoặc khi lượng kali đủ cao để can thiệp vào chức năng của tim, gây sốc và tử vong nghiêm trọng. Nếu nghi ngờ Addison’s, bác sĩ thú y của bạn có thể thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng
2.Động kinh: Nguyên nhân chung của động kinh ở tất cả các giống Poodles là chứng động kinh tự phát. Nó thường là di truyền và có thể gây co giật nhẹ hoặc nặng. Động kinh có thể được thể hiện bằng hành vi bất thường, chẳng hạn như chạy điên cuồng như đang bị đuổi theo, đáng kinh ngạc, hoặc trốn tránh. Động kinh là đáng sợ để xem, nhưng dự đoán lâu dài cho những con chó bị động kinh tự phát nói chung là rất tốt. Điều quan trọng cần nhớ là động kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài chứng động kinh tự phát, chẳng hạn như rối loạn chuyển hóa, các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến não, khối u, tiếp xúc với chất độc, chấn thương đầu nghiêm trọng và nhiều thứ khác. Vì vậy, nếu Poodle của bạn bị động kinh, điều quan trọng là đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để kiểm tra.

Trong hình ảnh có thể có: chó và ngoài trời3.Sự phát triển của cơ hoành: Khi xương hông được hình thành kém hoặc các dây chằng đủ rộng để cho phép quả cầu đùi (xương đùi) trượt một phần ra khỏi ổ khớp hông, thì đó gọi là dysplastic. Sự dysplasia chóp được thừa hưởng, với các yếu tố môi trường đôi khi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nó. Theo thời gian, có sự thoái hóa của khớp có thể gây ra viêm khớp và đau, thậm chí làm mất. Lượng dư thừa, tập thể dục quá mức hoặc kéo dài trước khi trưởng thành, tốc độ tăng trưởng nhanh, chế độ ăn giàu calorie hoặc bổ sung có thể góp phần vào sự phát triển của rối loạn nhịp tim chó. Chăm sóc thú y bao gồm các chất bổ sung dinh dưỡng, thuốc men, và trong một số trường hợp phẫu thuật.

Trong hình ảnh có thể có: chó
4.Viêm võng mạc (Progressive Retinal Atrophy – PRA): PRA là một trong những bệnh về mắt bao gồm sự suy giảm dần dần của võng mạc. Sớm trong bệnh, những con chó bị ảnh hưởng trở nên mù đêm. Khi bệnh tiến triển, chúng sẽ mất thị lực vào ban ngày. Nhiều con chó bị ảnh hưởng thích ứng với giới hạn hoặc mất thị lực rất tốt, miễn là môi trường xung quanh vẫn giữ nguyên.

 

 

 

Hướng dẫn chọn ngày phối giống cho chó mẹ

Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm thường bối rối khi thấy chó có kinh. Bao giờ thì phối được? Cần làm gì để phối tốt nhất? Lần đầu tiên mình cũng như vậy. Theo lời kể của các cụ là cứ 1 tuần sau là thấy con cái “dính” chó đực… ngoài ngõ.

Salo là gì?

Salo là thuật ngữ truyền miệng của dân nuôi chó cảnh. Nó ám chỉ kỳ động dục của chó cái. Nói chung là rất hàn lâm, sách vở, đọc tài liệu thú y khá dài. Trong bài này mình chỉ nói tóm gọn những điều bạn cần biết, đủ hiểu là được. Chó cái bắt đầu salo bằng dấu hiệu ra máu, hoa sưng lên. Nếu là lần đầu thì dễ nhận biết vì hoa “trẻ con” bé như hạt lạc (poodle) thì đến lúc salo phải bằng… quả đấm. Bạn cần biết chính xác ngày bắt đầu salo để tính thời điểm phối.

Dấu hiệu duy nhất để nhận ra là hoa sưng và có máu. Nhưng nhiều con sưng chậm máu ra ít và nó liếm sạch. Bởi vậy bạn cần kiểm tra thường xuyên. Nếu bạn nuôi từ hai con trở lên thì khi thấy con cái có động tác nhảy lên ôm eo con khác là báo hiệu sắp salo. Còn nếu chỉ nuôi 1 con, phải kiểm tra hàng ngày thôi. Thông thường từ 7 tháng tuổi trở đi là chó cái salo, và chu kỳ từ 6 đến 8 tháng sau lại salo tiếp.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và chó

Khi nào thì phối được?

Tính từ ngày đầu tiên salo, khoảng 8-12 ngày sau chó cái sẽ rụng trứng. Rụng liên tục trong 1-2 ngày với số lượng trung bình từ 10 – 25 trứng. Trong 2 ngày đó trứng vẫn tiếp tục phát triển và “chín” để chờ được thụ tinh. Như vậy nôm na bạn có thể cho phối trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi bắt đầu salo.

Tuy nhiên, chúng ta thường hy vọng chó cái sẽ mang thai nhiều vì vậy cần chọn thời điểm phối có nhiều trứng “chín” nhất. Theo các thợ đỡ phối giống chó thì khi nào thấy hoa của chó cái sậm màu lại, không còn sưng mọng nữa mà hơi nhăn lại, màu kinh nhạt như màu máu cá (hồng nhạt) thì cho phối. Ngoài ra cuống hoa cũng phải mềm ra chứ không còn cương cứng như những ngày trước mới có thể phối được. Kế đến là các dấu hiệu chịu đực (sẵn sàng phối) của chó cái như gãi vào mông thì vểnh đuôi sang một bên, sờ vào hoa không còn cụp đuôi quay mông đi “xấu hổ” nữa v.v…

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi, chó, bàn và trong nhà

Mình thường kiểm tra hoa bắt đầu từ ngày thứ 10. Thứ tự ưu tiên là: kiểm tra cuống hoa xem đã mềm chưa, sau đó là hoa đã bớt sưng bớt đỏ chưa. Màu máu mình không quan tâm vì nếu chó có thể trạng tốt kinh ra đỏ lâu hơn, kể cả đã phối xong vẫn đỏ. Ngay khi thấy cuống hoa mềm và hoa nhăn nheo lại, mình cũng chưa cho phối ngay mà chờ thêm ít nhất 1 ngày nữa, thường là 2 ngày để trứng chín nhiều nhất.

Phối ở đâu?

Mới đầu mình cũng như nhiều người, lên các hội chó hỏi xem ai có đực thì liên hệ giá cả và thời gian phối. Nếu hỏi sớm, có thời gian thì có thể chọn được chó đực ưng ý. Thậm chí hiện nay có rất nhiều bạn cho phối miễn phí chỉ để “giải toả” cho chó đực. Tuy nhiên về sau mình thường tìm đến các địa chỉ chuyên phối giống chó. Mặc định là họ bao đỡ bao đậu (có người đỡ phối, phối không đậu lần sau không lấy tiền). Hơn nữa chất lượng chó đực thường là chuẩn về ngoại hình, đã có sản phẩm và có nhiều đực để chọn.

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi, chó và trong nhà

♥ Chia sẻ từ bạn Hà Nhà Gỗ ♥

 

 

 

 

 

Điều cần biết khi nuôi poodle cái sinh sản – Chia sẻ của chuyên gia Bùi Phan Anh Vũ

Chia Sẻ Kinh Nghiệm cho người nuôi sinh sản của Bùi Phan Anh Vũ – Chuyên Gia Chó Poodle. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi nuôi poodle sinh sản 🤗🤗🤗

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, chó

 Bao nhiêu lâu thì chó Poodle cái đến lúc phối giống?
– Thông thường Chó Poodle cái phát dục lần đầu từ 9-11 tháng tuổi thì sẽ bỏ salo lần 1 vì lần cơ thể của cún chưa phát triển đầy đủ, khung xương chậu hẹp, bộ phận sinh dục chưa phát triển hết sẽ ảnh hưởng khi cún sinh.
Vì vậy, Tôi khuyên các bạn nên bỏ lần đầu để lần 2 chúng ta sẽ cho phối giống cách đó 4-6 tháng.

 Trước khi Phối Giống cần lưu ý điều gì?
– Cần giữ chó cái có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm.
– Nên tẩy giun sán trước lúc phối để chó con ít bị giun sán.
– Tiêm phòng vácxin nhắc lại 1 năm khi chó trưởng thành.
– Không nên tẩy giun hoặc tiêm phòng khi cún đã phối.

 Phối Giống chó Poodle tốt nhất vào ngày nào?

Tuỳ vào cơ địa và chu kỳ salo của mỗi bé cún thông thường Chó Poodle cái salo ra máu khoảng 9-11 ngày. Từ ngày đầu tiên tính đến ngày thứ 10 cho phối lần một và cách sau đó 2 ngày, ngày thứ 12 sẽ cho phối lần 2.
👉 Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm thì có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Trong hình ảnh có thể có: chó

 Khi phối giống thì phối mấy lần? Tại Sao?

– Khi Phối giống nên phối 2 lần vì chó là đa thai nên kết quả sẽ tốt hơn.
Tinh trùng của chó đực có thể sống trong tử cung chó cái 24h nên cách ngày phối để cho chó đực và chó cái đủ sức khỏe và phối mang lại hiểu quả cao.

Trong hình ảnh có thể có: chó

 Bao nhiêu lâu thì biết chó có thai?

– Dưới 1 tháng đầu biểu hiện thường k rõ ràng. Các bạn để ý các đầu ti có hồng lên, sưng như núm cau.
– Trên 35 ngày có thể sẽ thấy bụng, Thường nếu siêu âm tầm 35 – 40 ngày trở đi cho kết quả tốt.

 Chó mẹ mang thai bao nhiêu lâu thì đẻ?

– Kể từ lúc phối tới khi ra đời khoảng trung bình là 2 tháng. Dao động từ 59 – 63 ngày. Có những con lên đến 65-67 ngày.

Trong hình ảnh có thể có: chó

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ Voodle House, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: 
☎️ Hotline: 094 106 9999