Những mẫu cắt tỉa lông chó được yêu thích nhất tại Voodle House

Giống chó poodle có bộ lông xoăn và dài nên cần chăm sóc bộ lông cẩn thận, tránh tình trạng lông bết bẩn.

– Tuy có bộ lông dài, song poodle chịu lạnh kém, cần có chỗ ở ấm về mùa đông. Chỗ ở sạch sẽ, thoáng, và không ẩm ướt để giữ gìn bộ lông cho chó và tránh bênh về hô hấp Đọc tiếp “Những mẫu cắt tỉa lông chó được yêu thích nhất tại Voodle House”

Tuổi dậy thì của chó poodle

Giống chó poodle dậy thì lúc nào?

* Biều hiện với chó cái:

– Tuổi bắt đầu động dục từ 6 – 8 tháng

– Đã và đang thay lông mới óng ả và hấp dẫn hơn

– Có dịch nhờn tiết ra từ âm hộ

– Hoạt bát hơn, thích gần chó đực, hoặc nhảy lên người chó khác

– Ngoài ra có thể biểu hiện kém ăn hơn

* Biểu hiện với chó đực:

– Tuổi bắt đầu từ 10-12 tháng

– Rụng lông, thay lông bóng mượt

– Đái dắt, đái nhiều lần, nhiều chỗ để hấp dẫn chó cái

– Lòi dương vật ra ngoài, thích cưỡi lên người chó khác

Làm gì khi chó động dục?

– Nếu chó ăn ít có thể cho ăn thành nhiều bữa, bổ sung thêm khoáng, đạm, vitamin…

– Tránh gây stress: chuyển chủ nuôi, chuyển chỗ ở…

– Chơi cùng chó, âu yếm, vuốt ve chó.

– Với chó cái bỏ kỳ kinh đầu tiên, bắt đầu phối từ kỳ thứ 2 (đảm bảo chó thành thục về tính cách và cơ địa)

– Nếu không có mục đích sinh sản có thể triệt sản tránh được bệnh về sinh sản: ung thư tử cung, ung thư dịch hoàn (tuy nhiên thì với Poodle ta thường không làm).

 

Chú ý:

– Chó hay bỏ đi chơi xa, dễ mất thất lạc

– Dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh nên thấy chó bỏ ăn, giảm ăn cần kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Chó poodle bị bạc lông? 

Chó poodle của bạn bị bạc lông? – Nhiều bạn đặt ra câu hỏi này, và không rõ ràng, liệu có tình trạng này xảy ra với poodle không? – Ngay cả tôi, khi nuôi cũng không rõ ràng vấn đề này, vì biểu hiện thường ít rõ ràng và gặp không thường xuyên. Sau khi tìm hiểu nhiều tài liệu, đồng thời trao đổi kinh nghiệm với những người nuôi poodle cả trong và ngoài nước, hôm nay, tôi chia sẻ với các bạn vấn đề chó poodle bị bạc lông.

Chó Poodle bị bạc lông?

1. Chó Poodle bị bạc lông là gì?

Khái niệm này có thể hiểu một cách đơn giản là sự thay đổi màu lông trên chó poodle. Như các bạn đã biết, poodle có một số màu lông khá rõ ràng : đen, nâu đỏ, trắng,… tuy nhiên, sau một thời gian nuôi và chăm sóc, màu lông sẽ thay đổi. Sự thay đổi có thể là nhạt màu hơn, hoặc chuyển từ màu này qua màu khác. Một vài trường hợp thường gặp nhất là:

Poodle bị bạc lông có thể hiểu đơn giản sự thay đổi màu lông của poodle

– Lông nâu đỏ thành màu vàng mơ (nhạt màu hơn).

– Lông đen tuyền thành lông xanh đen.

– Lông vàng mơ thành vàng – xám.

Và một số trường hợp khác không phổ biến nữa. Một số trường hợp (đã gặp) các bạn còn thấy màu lông khác rất nhiều so với lúc mới sinh. Vậy tại sao lại xảy ra những trường hợp này?

2. Nguyên nhân khiến poodle bị bạc lông là gì?

Qua trao đổi trực tiếp với những người nuôi chó poodle nhiều kinh nghiệm (kể cả trong & ngoài nước), có 4 nguyên nhân chính dẫn tới việc thay đổi màu lông trên chó poodle.

– Nguyên nhân đầu tiên có thể nói do môi trường: Màu lông đen bị bạc, màu nau đỏ trở thành vàng…. Do chó thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp (chỗ nhốt chó, xích chó không phù hợp hoặc chó thường tắm nắng…) Hoặc nguyên nhân có thể do môi trường bụi bặm, vấn đề này ở Việt Nam thường gặp những gia đình gần đường khói bụi, những nơi đang làm đường, giao thông, không khí bị ô nhiễm.

4 Nguyên nhân chó poodle bị bạc lông

– Do quá trình tăng trưởng và phát triển của lông chó : Trong suốt 3 quá trình (tăng trưởng, nghĩ ngơi, giải phóng) thì lông chó liên tục phát triển, thay đổi và lông mới sẽ thay thế lông cũ. Trong một số trường hợp quá trình lông mới mọc ra chậm hơn so với việc thoái hóa của lông cũ, lông cũ không còn được nuôi dưỡng và giữ màu như cũ dẫn tới việc thay đổi màu.

Tuy nhiên sự thay đổi này thường không diễn ra ngay và rõ ràng, sự thay thế lông này rất từ từ, nên khó để nhận ra được quá trình này.

– Do di truyền – Gen : Một số cá thể mang trong người gen (G Locus), khi có đột biến gen này, màu lông chó (nâu, đen,..) sẽ dần dần thay đổi màu lông khi chúng lớn lên. Sự thay đổi màu lông có thể bắt đầu từ tháng thứ 2-3 và sẽ kết thúc khi chó trưởng thành (một số diễn ra suốt cuộc đời).

– Do chăm sóc : Sử dụng sai một số loại sữa tắm: trên thị trường có nhiều loại sữa tắm riêng biệt cho từng giống chó: cho chó lông trắng, cho chó lông màu nâu đỏ, ….. Khi  sử dụng sai hoàn toàn có thể thay đổi màu lông.

Không đảm bảo dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng tới màu lông của poodle.

Chăm sóc lông cho chó poodle không tốt cũng là nguyên nhân dẫn tới poodle bị bạc lông

Tuy nhiên, toàn bộ sự thay đổi màu lông này đều không rõ ràng, quá trình này diễn ra từ từ không đột ngột, nên bạn phải thật chú ý thì mới có thể nhận ra được.

Tới đây, có thể các bạn sẽ thắc mắc có cách nào khắc phục tình trạng này không? – Hãy cùng tìm hiểu phần 3 – chia sẻ một số kinh nghiệm khắc phục vấn đề này.

3. Kinh nghiệm khắc phục chó poodle bị bạc lông.

Ngoại trừ một số nguyên nhân do di truyền (gen) là chúng ta chưa can thiệp được, hãy tác động vào chăm sóc, nuôi dưỡng để có thể khắc phục tình trạng này.

– Tránh cho chó tiếp xúc với anh nắng mạnh, trực tiếp, nên cho chó ra ngoài lúc thời tiết mát mẻ, khi ánh nắng đã đỡ gắt, thời tiết không quá nóng. Tránh những nới quá bụi bặm, khói bụi,…

– Sử dụng đúng loại sữa tắm cho từng loại poodle: Màu nâu đỏ hãy dùng sữa tắm cho chó lông nâu đỏ, màu trắng hãy dùng sữa tắm cho chó lông trắng, màu lông bò sữa hãy dùng loại mượt lông,….. tránh dùng chung lẫn lộn.

Sử dụng đúng loại sữa tắm cho từng màu lông của chó

–  Đảm bảo dinh dưỡng cho poodle. Quá trình này cũng khá phức tạp, phụ thuộc khả năng hấp thu từng cá thể. Nhưng có một số việc chung các bạn cần làm: tẩy giun sán, bổ sung chất dinh dưỡng, canxi,…

“Kinh nghiệm một số bạn chia sẻ: cho poodle ăn trứng vịt lộn : 1-2 quả/ tuần : lông sẽ mượt hơn, hoặc một vài bạn nuôi GSD (becgie đức) – chia sẻ với các bạn nuôi poodle nâu đỏ : cho ăn bí đỏ sẽ giúp dậy màu lông…”

Hy vọng với thông tin & kinh nghiệm có thể giúp các bạn trong quá trình chăm sóc lông cho poodle và rõ ràng hơn về tình trạng poodle bị bạc lông.

Đặt tên cho chó poodle

Đặt tên cho chó poodle thế nào cho thật hay, những cũng phải thể hiện được cá tính và thật “ngầu” nhưng cũng phải phù hợp với giới tính của chó cũng là việc cực kỳ “hại não” với mỗi bạn khi mới mua poodle hoặc chuẩn bị mua chó.

Hãy cùng điểm một số tên cho chó poodle vừa tây –  vừa ta, hay tên cho giống chó poodle đực, hay giống chó poodle cái sao cho thật dễ thương nhé.

Đặt tên cho chó poodle thế nào vừa dễ thương lại thật ngầu?

Đặt tên cho chó poodle cũng cần có một số điều cần lưu ý : Đặt tên chỉ một hoặc hai âm tiết (mít, misa, mực,…) không nên đặt tên quá dài, vì tên chó sẽ sử dụng rất nhiều đặc biệt trong quá trình huấn luyện chó sau này.

Tránh đặt tên chó trùng tên người (đặc biệt là tên hàng xóm, người nhà…) hoặc trùng với tên gọi ở nhà của bé nhỏ hàng xóm… Tránh phiền toái, mẫu thuẫn hàng xóm.

Chỉ dùng 1 tên cho chó từ khi bắt đầu gọi. Và nên nghĩ cho chó nhà mình một tên thật đặc biệt, tránh những tên quá quen thuộc: cún, milu, mic, … gây nhàm chán và dễ nhầm lẫn với các con chó khác.

1. Đặt tên cho chó poodle dựa vào màu sắc:

– Vàng (nghe cứ có cảm giác như con vàng trong Lão Hạc, hơi buồn)

– Bạch (trắng)

– Đen

– Mực

– Nâu

…….

Tên Tiếng Việt Hay cho chó poodle

2. Đặt tên theo ngoại hình của poodle

– Xoăn

– Bông

– Ú

– Béo / Bếu

– Gấu

– Lợn

……

3. Đặt tên tiếng anh cho chó poodle

– Misa

– Ben

– Bin

– Bon / Bon bon

Một vài tên nước ngoài bạn có thể đặt cho poodle

– Rex (phim chó thám tử Rex rất nổi tiếng nhé).

– Max (cũng là tên một chú chó trong phim nổi tiếng).

– Lu

– Mimi

– Ken

– Roger

– Ricky

– Sunny

……………………….

4. Đặt tên poodle theo loại hoa quả

– Mít

– Quýt

– Bơ

– Chuối

– su / su su

……………………………

Đặt tên cho chó poodle theo các loại quả cũng được rất nhiều bạn thích

5. Đặt tên theo một phong cách cực kỳ khác biệt???

Hãy vứt bỏ mọi thứ quen thuộc, vứt bỏ mọi thứ giới hạn, hãy đặt tên cho chó poodle thật phá cách, thật “ngầu”. Và thể hiện cá tính của riêng bạn:

– Trời ??? – Hãy thử tưởng tượng đang đi ngoài đường và gọi to : “Trời ơi” – Chắc là “dị” lắm nhỉ.

–  Ngốc

– Đần- Ngáo

– Tũn

……. 

Hãy chọn cho poodle một cái tên ý nghĩa & bạn thật sự thích

Chốt lại là tên gì thật ra thì không quan trọng với chó đâu, quan trọng là bạn thích và có ý nghĩa là được.

QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG CHÓ POODLE TẠI VOODLE HOUSE

 QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG CHÓ POODLE

BƯỚC 1: KHÁM SỨC KHỎE

Khi cún cái đền ký lấy giống (salo) được 5 ngày thì anh chị em có thể mang cún qua trại. Bạn cũng có thể yêu cầu trại cử người đến tận nơi đón cún. Sau khi chó cái poodle về trại sẽ được kiểm tra sức khỏe sinh sản.

BƯỚC 2: LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐO RỤNG TRỨNG

Đo rụng trứng xác định thời điểm phối kết hợp phân tích số lượng cũng như sức khẻo của cún hiện đã và đang áp dụng tại VOODLE HOUSE cho những kết quả rất chính xác về thời điểm cũng như số lượng trứng đạt tiêu chuẩn để thu tinh từ đó đưa được ra những kết quả giúp anh chị em chọn lựa số con cho mỗi đợt nhân giống tốt hơn. Khi sức khỏe của cún đảm bảo cho việc mang bầu của chúng bước tiếp theo sẽ là việc đo rụng trứng

  • Kiểm tra chu kỳ rụng trứng của cún
  • Lấy dịch trứng phân tích số lượng trứng thời điểm hiện tại
  • Quá trình lập đi lập lại ít nhất 3 lần/ngày, 3 ngày/chu kỳ

BƯỚC 3: HƯỚNG DẪN CHỌN ĐỰC PHỐI

Tùy size và màu sắc của chó poodle cái, mà trại sẽ tư vấn lựa chọn đực phù hợp cho anh chị em. Anh chị cũng có thể tự chọn theo sở thích và hiểu biết của mình.

BƯỚC 4: QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG

Quy trình phối giống của trại có 1 không 2 trong làng chó việt nam với các bước thực hiện như sau:

Bước 1️⃣ Nhận và đánh giá sơ bộ tình hình sức khỏe của chó poodle cái
Bước 2️⃣ Kiểm tra sức khỏe sinh sản của chó poodle cái
Bước 3️⃣ Spa tắm rửa sạch sẽ chuẩn bị cho phối giống
Bước 4️⃣ Đo rụng trứng xác định số trứng và ngày phối giống
Bước 5️⃣ Tiến hành phối giống nước 1 và nước 2 cho chó poodle cái
Bước 6️⃣ Test trứng để biết đã thụ tinh hay chưa để thông báo chủ đến đón chó về

VOODLE HOUSE – PHỐI GIỐNG CHÓ POODLE UY TÍN

Phối giống chó poodle tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc chưa thực sự đồng nhất và có quy mô, các trại thường tự phát cũng như có 1 đến 2 con giống tàm tạm có khách thì phối không thì thôi. Tình trạng đó dẫn đến việc lai tạp poodle rất lớn. Bạn sẽ không hề ngạc nhiên khi thấy 1 chú poodle lai bắc kinh, lai nhật, lai phốc sóc… Voodle House với 10 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ đem đến cho bạn những chú poodle thuần chủng và khỏe mạnh nhất.

pHỐI GIỐNG CHÓ POODLE


Tât cả các con giống trên sẽ làm nhiệm vụ duy trì phát triển, nâng cấp dòng có poodle Việt Nam lên 1 tầm cao mới. Hiện tại đã và đang có những con giống đủ thể lực cũng như sức khẻo, chất lượng tinh trùng để phối giống poodle cho các em cái tại Hà Nội.

LÝ DO LỰA CHỌN VOODLE HOUSE

  1. Poodle đực giống được lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên kinh nghiệm về lĩnh vực phối giống của Voodle
  2. Các con giống được nuôi dưỡng trong khoa học đảm bảo phẩm chất tốt, có máy móc, công nghệ cũng như nhân viên chăm sóc trực tiếp
  3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp các bé phát triển cũng như duy trì thể trạng cực tốt
  4. VOODLE HOUSE nổi tiếng về công nghệ phối giống đạt tỷ lệ đậu lên đến 100%
  5. Hỗ trợ đầu ra cho chó con là sản phẩm của VOODLE HOUSE
  6. Check thông tin con giống trực tiếp trên website, phả hệ chó con xuất phát tại trại.

🔺 Phối giống #CẦN có quá trình, trải qua #6_BƯỚC quan trọng:

Bước 1️⃣ Nhận và đánh giá sơ bộ tình hình sức khỏe của chó poodle cái

Bước 2️⃣ Kiểm tra sức khỏe sinh sản của chó poodle cái

Bước 3️⃣ Spa tắm rửa sạch sẽ chuẩn bị cho phối giống

Bước 4️⃣ Đo rụng trứng xác định số trứng và ngày phối giống

Bước 5️⃣ Tiến hành phối giống nước 1 và nước 2 cho chó poodle cái

Bước 6️⃣ Test trứng để biết đã thụ tinh hay chưa để thông báo chủ đến đón chó về

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để đặt lịch cho bé cái nhà bạn.

Hướng dẫn chọn ngày phối giống cho chó mẹ

Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm thường bối rối khi thấy chó có kinh. Bao giờ thì phối được? Cần làm gì để phối tốt nhất? Lần đầu tiên mình cũng như vậy. Theo lời kể của các cụ là cứ 1 tuần sau là thấy con cái “dính” chó đực… ngoài ngõ.

Salo là gì?

Salo là thuật ngữ truyền miệng của dân nuôi chó cảnh. Nó ám chỉ kỳ động dục của chó cái. Nói chung là rất hàn lâm, sách vở, đọc tài liệu thú y khá dài. Trong bài này mình chỉ nói tóm gọn những điều bạn cần biết, đủ hiểu là được. Chó cái bắt đầu salo bằng dấu hiệu ra máu, hoa sưng lên. Nếu là lần đầu thì dễ nhận biết vì hoa “trẻ con” bé như hạt lạc (poodle) thì đến lúc salo phải bằng… quả đấm. Bạn cần biết chính xác ngày bắt đầu salo để tính thời điểm phối.

Dấu hiệu duy nhất để nhận ra là hoa sưng và có máu. Nhưng nhiều con sưng chậm máu ra ít và nó liếm sạch. Bởi vậy bạn cần kiểm tra thường xuyên. Nếu bạn nuôi từ hai con trở lên thì khi thấy con cái có động tác nhảy lên ôm eo con khác là báo hiệu sắp salo. Còn nếu chỉ nuôi 1 con, phải kiểm tra hàng ngày thôi. Thông thường từ 7 tháng tuổi trở đi là chó cái salo, và chu kỳ từ 6 đến 8 tháng sau lại salo tiếp.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và chó

Khi nào thì phối được?

Tính từ ngày đầu tiên salo, khoảng 8-12 ngày sau chó cái sẽ rụng trứng. Rụng liên tục trong 1-2 ngày với số lượng trung bình từ 10 – 25 trứng. Trong 2 ngày đó trứng vẫn tiếp tục phát triển và “chín” để chờ được thụ tinh. Như vậy nôm na bạn có thể cho phối trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi bắt đầu salo.

Tuy nhiên, chúng ta thường hy vọng chó cái sẽ mang thai nhiều vì vậy cần chọn thời điểm phối có nhiều trứng “chín” nhất. Theo các thợ đỡ phối giống chó thì khi nào thấy hoa của chó cái sậm màu lại, không còn sưng mọng nữa mà hơi nhăn lại, màu kinh nhạt như màu máu cá (hồng nhạt) thì cho phối. Ngoài ra cuống hoa cũng phải mềm ra chứ không còn cương cứng như những ngày trước mới có thể phối được. Kế đến là các dấu hiệu chịu đực (sẵn sàng phối) của chó cái như gãi vào mông thì vểnh đuôi sang một bên, sờ vào hoa không còn cụp đuôi quay mông đi “xấu hổ” nữa v.v…

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi, chó, bàn và trong nhà

Mình thường kiểm tra hoa bắt đầu từ ngày thứ 10. Thứ tự ưu tiên là: kiểm tra cuống hoa xem đã mềm chưa, sau đó là hoa đã bớt sưng bớt đỏ chưa. Màu máu mình không quan tâm vì nếu chó có thể trạng tốt kinh ra đỏ lâu hơn, kể cả đã phối xong vẫn đỏ. Ngay khi thấy cuống hoa mềm và hoa nhăn nheo lại, mình cũng chưa cho phối ngay mà chờ thêm ít nhất 1 ngày nữa, thường là 2 ngày để trứng chín nhiều nhất.

Phối ở đâu?

Mới đầu mình cũng như nhiều người, lên các hội chó hỏi xem ai có đực thì liên hệ giá cả và thời gian phối. Nếu hỏi sớm, có thời gian thì có thể chọn được chó đực ưng ý. Thậm chí hiện nay có rất nhiều bạn cho phối miễn phí chỉ để “giải toả” cho chó đực. Tuy nhiên về sau mình thường tìm đến các địa chỉ chuyên phối giống chó. Mặc định là họ bao đỡ bao đậu (có người đỡ phối, phối không đậu lần sau không lấy tiền). Hơn nữa chất lượng chó đực thường là chuẩn về ngoại hình, đã có sản phẩm và có nhiều đực để chọn.

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang ngồi, chó và trong nhà

♥ Chia sẻ từ bạn Hà Nhà Gỗ ♥

 

 

 

 

 

Kinh nghiệm thời gian phối giống tốt cho chó Poodle chuẩn

Nếu chó cái trên 6 tuổi, chưa từng giao phối, tốt nhất không nên có thai. Một mặt tỷ lệ có thai không lớn. Mặt khác, có sự nguy hiểm đối chó này cơ thể nhỏ bé.
Nếu khi đến thời kỳ phối giống chó Poodle có biểu hiện gì, cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin khi chó này đến thời kỳ phối giống qua bài viết dưới đây!

Thời gian để phối giống chó Poodle

Chó cái phát dục bình thường, rơi tháng 3~5 và 9~11 hàng năm, có chó chưa đủ tuổi có thể phát dục.

Kinh nghiệm thời gian phối giống cho chó Poodle chuẩn
Thời kỳ phát dục cơ bản chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu thời kỳ phát dục, thời kỳ phát dục và giai đoạn sau thời kỳ phát dục, thời gian giai đoạn trước sau 1 tháng. Mùa, độ tuổi, trình độ dinh dưỡng, tình trạng thể chất khác nhau, sẽ mang lại khác biệt khi phát dục. Phát dục một lần, giao phối 1~2 lần vào ngày 12, 14, tỷ lệ có thai sẽ chắc chắn hơn.

Biểu hiện khi chó Poodle đến thời kỳ giao phối

Thời kỳ phát dục, chó cái phấn khích, tương đối lo lắng, dễ có khuynh hướng sủa nhiều, xuất hiện hành vi chủ động tiếp cận chó đực, vì thế vào giai đoạn này, phải chú ý chó cái nhiều hơn.

Những lưu ý khi phối giống chó Poodle

Đầu tiên, nghiêm cấm chó cái tùy ý giao phối. Khi có loại tình huống này, chủ yếu là chủ nhân bỏ qua phòng tránh “thời kỳ mẫn cảm”, tạo nên “kết quả” đã thành. Do đó, ở thời kỳ chó cái phát dục, nhất định phải trông chừng “bảo bối” của mình, không thể tùy tiện đi dạo.

Tiếp theo, chó cái thời kỳ phát dục ăn không, trạng thái ủ rũ, chúng ta có thể điều chỉnh đồ ăn nước uống một chút, chọn thức ăn có công thức dinh dưỡng phong phú, vừa khẩu vị, tiêu hóa có thể cải thiện trạng thái thời kỳ phát dục của chó cái.

Nếu chó cái trên 6 tuổi, chưa từng giao phối, tốt nhất không nên có thai. Một mặt tỷ lệ có thai không lớn. Mặt khác, có sự nguy hiểm đối chó này cơ thể nhỏ bé.

Lần đầu phát dục, không phải là thời kỳ tốt nhất để giao phối, sau khi giống chó này một tuổi rưỡi, cơ thể phát dục trưởng thành, giao phối rất tốt.

Kinh nghiệm thời gian phối giống cho chó Poodle chuẩn
Đối chó đực không quen biết, cần một đoạn thời gian để chúng làm quen với nhau, chủ nhân không có kinh nghiệm, có thể nhờ sự giúp đỡ của những người chuyên nghiệp.

Địa điểm giao phối giống cho chó tốt nhất nên chọn môi trường chó quen thuộc, lựa chọn nơi xa lạ hoặc nhiều người xung quanh, dễ khiến chó căng thẳng. Nếu xác nhận chó này cái có thai, tốt nhất giống như ngày thường, không cần bổ sung quá nhiều dinh dưỡng, Chó cái một khi đến thời kỳ có thai sẽ rất béo, sẽ gặp khó khăn khi sinh đẻ, các bạn cần lưu ý.

 

10 SAI LẦM KHI MUA CHÓ CON

Nếu bạn quyết định mua 1 con chó con về làm bầu bạn thì bạn cần phải có những kinh nghiệm nhất định để chọn được chú chó con ưng ý nhất. Sau đây Voodle House xin tổng hợp lại 10 sai lầm lớn nhất nhất và thường gặp nhất khi anh chị em yêu chó mèo đi mua chó con.

1. KHÔNG TÌM HIỂU TRƯỚC KHI MUA CHÓ
Việc tìm hiểu thông tin về dòng chó bạn định nuôi là điều hết sức quan trọng, mỗi loài chó đều có lối sống riêng cũng như phương pháp huấn luyện chăm sóc. Bạn cụng vậy cuộc sống, không gian và điều kiện kinh tế của bạn có thể chăm sóc được những dòng chó nào. Điều này sẽ giúp bạn thực sự tìm được người bạn bốn chân ưng ý nhất tránh trường hợp mua cún theo thị trường, độ Hot hay sĩ diện mà quên đi rằng bản thân mình có thực sự yêu thích chúng không.

2. MUA CON CHÓ CON ĐẦU TIÊN BẠN NHÌN THẤY
Hầu hết những người yêu chó đều có thể nói rằng họ không bao giờ gặp một con chó con mà họ không thích. Tất cả các con chó con đều tuyệt đẹp, đó là điều dễ dàng để bật lên để xem ban đầu và đi ra nửa giờ sau khi đã đặt một khoản tiền gửi ngay lập tức và không có dành cho mình một khoảng thời gian để suy nghĩ về những điều khách quan. Đừng mua hoặc đặt cọc con chó con đầu tiên mà bạn nhìn thấy – ngay cả khi nó kết thúc là đúng. Hãy thoát khỏi đám rác thải và cho nó ít nhất một ngày nghĩ trước khi quyết định.

3. MUA CHÓ CON VỚI GIÁ RẺ BẤT NGỜ
Những con chó giống Pedigree rất đắt tiền – không thể thoát khỏi thực tế đó. Với một số giống có giá hơn chục chiệu đến vài chục triệu cho mỗi con chó con, việc có được một con chó con có giấy phép với giấy tờ không phải rẻ tiền. Nếu bạn thấy rằng người bán hoặc nhà tạo giống đang chào bán con chó con để bán với mức giá rẻ hơn đáng kể so với những con khác cùng loại, điều này có thể là một món hời chính hãng nhưng có nhiều lý do hơn. Chó con có chắc chắn là phả hệ, và chúng có giấy tờ và dòng máu có nguồn gốc để chứng minh không? Liệu có thể có một vấn đề sức khoẻ di truyền mà nhà tạo giống không nói với bạn về điều đó là làm cho chúng rẻ? Điều quan trọng là phải tìm ra, trước khi quá muộn.

4. KHÔNG MUA THEO CẢM TÍNH
Khi bạn đến nơi bán cún bạn thường sẽ bị choáng ngợp trước những con cún đẹp tuyệt vời hoặc là bị hoảng sợ với điều kiện chăm sóc tệ hại của người nuôi cún. Bạn cần phải cân nhắc xem có nên mua cún ở những nơi như vậy không? Lý do tại sao cún lại được hay bị chăm sóc như vậy. Tốt nhất là bạn nên đến những nơi uy tin có thương hiệu để mua cún.

5. QUYẾT ĐỊNH NHANH
Khi bạn đến thăm một đàn chó con bạn sẽ được người bán, người nhân giống tư vấn rất nhiệt tình nổi bật của dòng chó cũng như từng con chó con. Bạn sẽ cảm thấy rất thích thú và muốn mang ngay một em về làm bầu bạn nhưng đó sẽ là sai lầm khi bạn quyết định vội vàng, tốt nhất là cứ từ từ tìm hiểu và theo dõi một vài lần hãy đưa ra quyết định. Dĩ nhiên nếu với những trại chó uy tín thì bạn sẽ rất dễ bị bỏ lỡ những em cún ưng ý nhất.

6. KHÔNG NHÌN THẤY CHÓ BỐ MẸ
Bố mẹ luôn quyết định đến 90% phom dáng của chó con sau này, vì vậy khi mua cún con bạn nên yêu cầu người bán cung cấp thông tin về chó bố mẹ tốt nhất là có bố mẹ trực tiếp tại đấy để mình ngắm. Nếu thấy ưng ý thì bạn có thể đặt cọc cho người bán đợi chó lớn chút rồi hãy bắt.

7. GIẤY TỜ CÓ THỂ ĐƯA SAU NHƯNG PHẢI CÓ
Việc đăng ký giấy tờ khai sinh cho chó con cũng mất khá nhiều thời gian với Việt Nam thì có VKA – hiệp hôi chó giống việt nam thủ tục để có giấy khai sinh cho đàn chó con thường từ 1 tháng đến 6 tháng. Vì vậy bạn có thể lấy giấy tờ sau nhưng nhất thiết là phải có.

8. KHÔNG ĐƯỢC KIỂM TRA SỨC KHOẺ CON CHÓ CON
Việc nhìn thấy cái sổ tiêm hay sổ sức khỏe là bạn tin tưởng con chó con đó khỏe mạnh là hết sức sai lầm, nếu bạn muốn mua 1 em chó thật sự khỏe mạnh thì hãy mang theo người có kinh nghiệm tốt nhất là một bác sĩ thú ý đến kiểm tra trực tiếp. Khi cún không có vấn đề gì về sức khỏe thì bạn có thể an tâm lấy cún về làm bầu bạn.

9. THAM KHẢO THÔNG TIN CHÍNH XÁC
Các nhà tạo giống nói chung là chủ chó rất am hiểu, và thường là các chuyên gia trong lĩnh vực giống mà họ nổi tiếng. Tuy nhiên, người gây giống không phải là bác sỹ thú y, và không nên đưa ra lời khuyên, hướng dẫn và trợ giúp để thay thế cho việc điều trị và tư vấn thú y. Nếu nhà tạo giống của bạn nói điều gì đó trái ngược với bác sĩ thú y của bạn, bác sĩ thú y của bạn là chuyên gia mà bạn nên lắng nghe hoặc tìm kiếm thêm sự làm rõ từ.

10. KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Hợp đồng mua bán thường gồm những điều cơ bản nhất và cũng là điều bạn cần có khi lấy 1 bé cún về. Hãy yêu cầu người bán cún làm hợp đồng mua bán rõ ràng trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.

 

SỰ THẬT VÀ 5 ĐIỀU THÚ VỊ KHI NUÔI CHÓ POODLE

Chó poodle là 1 loại động vật rất thông minh, và thường thấy nhất xung quanh chúng ta. Chó là loài vật trung thành với chủ và đã sống với con người hàng ngàn năm qua. Tuy nó rất gần gũi với chúng ta nhưng chúng ta thậm chí có khi còn chưa hiểu rõ về loài dộng vật này. Sau đây chính là 5 sự thật về loài chó mà có thể bạn chưa biết.

1. VÌ SAO CHÓ VẪY ĐUÔI ?
Nhiều người từng cho rằng cho vẫy đuôi đồng nghĩa với việc nó đang vui mừng khi gặp lại chủ cũ. Tuy nhiên theo 1 số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chó vẫy đuôi là 1 dấu hiệu chỉ ra rằng nó sắp tấn công đối thủ.
Giống như 1 số loài vật khác khi bị nguy hiểm trước khi tấn công chúng sẽ làm 1 số hành động chủ yếu để đối thủ sợ mà rút lui. Vẫy đuôi cũng vậy đó chính là hành động hù dọa đối thủ của loài chó.

2. CHÓ CÓ THỂ ĐÁNH HƠI ĐƯỢC BỆNH TẬT
Chúng ta đều biết loài chó có 1 khứu giác rất tốt chúng có thể đánh hơi từ rất xa. Tuy nhiên việc loài có thế đánh hơi được bệnh tất thì là điều con khác xa lạ với chúng ta, tuy nhiên trong 1 nghiên cứu gần đây các nhà khoa học đã chứng minh điều này là sự thật.
Vào năm 2006, các nhà khoa học đã huấn luyện những chú chó để chúng có thể đánh hơi được các loại bệnh như ung thư vú hay ung thư phôi và kết quả thật bất ngờ tỷ lệ đánh hơi của những chú chó chính xác lên đến 90%

3. THỰC PHẨM CHO CHÓ
Nhiều người cho rằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe của con người thì loài chó cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên, điều này không đúng cơ thể loài chó sẽ không thể tiếp thu 1 số thực phẩm của con người. Các loại hạt như nho, nho khô, hành tỏi hay các loại có caffein đều có thể gây hại cho loài chó. Thậm chí những thực phẩm như táo cũng có thể làm chó tử vong.

4. THUỐC LÁ CŨNG ẢNH HƯỞNG TỚI NÃO CỦA LOÀI CHÓ.
Thuốc lá vốn dĩ là 1 chất độc hại và đã bị thế giới lên án từ rất lâu. Nó ảnh hưởng tới hệ thần kinh cũng như hệ hô hấp khá mạnh.
Cũng giống như con người loài chó cũng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh từ khói thuốc lá. Do mũi của chó thính hơn con người nên loài chó còn có thể bị nặng hơn so phổi con người. chúng có thể bị bệnh về phổi hoặc và mũi vĩnh viễn.

5. CHÓ CÓ TRÍ THÔNG MINH BẰNG 1 ĐỨA BÉ 2 TUỔI
Chó là 1 loài vật rất thông minh và được xếp vào top 10 loài vật thông minh nhất. Tuy nhiên theo 1 nghiên cứu của các nhà khoa học chó có trí thông minh trung bình bằng 1 đứa bé khoảng 2 tuổi. Chúng có thể nhớ 250 từ và có thể làm những bài toán đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia.
Tuy nhiên cũng sẽ có 1 số loài chó thông minh hơn bình thường ở 1 số nơi loài chó còn có thể tự đi xe điện ngầm về nhà.


Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ Voodle House, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: 
☎️ Hotline: 094 106 9999